Liên hệ tư vấn
0933331087
Ngành thép hiện dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp khó có cửa tìm vốn tại các ngân hàng sau thời gian dài đầu tư ồ ạt, kém hiệu quả. Do vậy, nhiều phương án tìm vốn, giữ doanh nghiệp đã và đang ráo riết được thực hiện.
Ngành thép đang thừa sản lượng, trong khi thị trường khó khăn làm tình trạng tồn kho tăng cao; nhưng vẫn cần những nhà máy mới công nghệ hiện đại, có quy mô đủ lớn và chuỗi cung ứng hiệu quả để phát triển và cạnh tranh trong dài hạn.
Trong khi ngành thép đang lao đao vì hàng tồn kho, sản xuất bị thu hẹp, thiếu vốn…, nay lại phải đối mặt với nguy cơ bị thép Trung Quốc lấn sân.
Hiện nay, thị trường BĐS đóng băng, xây dựng cơ bản đình đốn chờ thu xếp vốn đã tác động xấu đến ngành vật liệu xây dựng (VLXD).
Với tình trạng đóng băng kéo dài của thị trường BĐS và việc cắt giảm đầu tư công đã khiến thị trường VLXD vạ lây khi sản lượng tồn kho ngày càng tăng cao. Hy vọng những gói chính sách về giảm, giãn thuế, hạ trần lãi suất… vừa qua sẽ sớm giải phóng lượng hàng tồn của ngành VLXD.
Do khó khăn, nhiều người có thu nhập trung bình và thấp chấp nhận mua vật liệu xây dựng cũ để tiết kiệm chi phí khiến mặt hàng này bán chạy.
Bất chấp những tín hiệu tích cực từ chính sách vĩ mô, thị trường thép đang tụt dốc một cách thê thảm. Tiêu thụ thép đã ở mức thấp nhất trong nhiều tháng qua.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định tồn kho 2,8 triệu tấn của toàn ngành xi măng hiện nay, tương đương sản lượng 20 ngày sản xuất nằm trong giới hạn cho phép và an toàn. Điều đáng nói không phải tất cả các nhà máy xi măng đều có tồn kho.
Hai mong ước lớn nhất của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng hiện nay là: Tiếp cận vốn vay ngân hàng dễ hơn và có khách hàng nhà nước tiêu thụ hàng hóa.
Bộ Xây dựng cho biết, đến hết tháng 5/2012, số dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) phải dừng hoặc giảm công suất đã lên đến hàng trăm dây chuyền.