Liên hệ tư vấn
0933331087
Theo Quy hoạch phát triển ngành thép VN giai đoạn 2007 – 2015, các dự án nhà máy thép phải có chỉ tiêu cụ thể, có giới hạn cả về số dự án cũng như tổng công suất. Vậy nhưng, dù cung đã vượt xa cầu vẫn có chủ đầu tư tìm mọi cách để được triển khai dự án.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết tính đến nay, lượng thép xây dựng tồn kho cả nước còn khoảng 250.000 tấn, giảm khoảng 40.000 tấn so với lượng tồn kho hồi đầu tháng 4 năm nay.
Chiều qua (8/5), đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, lượng thép tiêu thụ trong tháng qua đạt 443,6 ngàn tấn, giảm gần 15% so với tháng 3/2012 nâng tổng lượng thép tiêu thụ trong 4 tháng đầu năm lên 1,58 triệu tấn, bằng 92,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo bộ Công thương, do tình hình thị trường khó khăn, nhiều nhà máy thép hiện nay phải giảm sản lượng, chỉ chạy 50 – 60% công suất.
Bộ Công Thương cho biết, giá thép và nhu cầu tiêu thụ thép dự báo có thể tăng trong thời gian tới do giá phôi, giá khoáng sản, phế liệu nhập khẩu…đang có xu hướng tăng.
Dư nguồn cung quá lớn (khoảng 20% so với công suất thiết kế), thị trường xây dựng ảm đạm khiến các nhà sản xuất xi măng bước vào cuộc đua khốc liệt để tiêu thụ sản phẩm.
Lượng tiêu thụ xi măng trong cả nước từ đầu năm đến nay đạt hơn 10,3 triệu tấn, giảm gần 11% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù các bộ, ngành, hiệp hội liên tiếp cảnh báo về dư thừa công suất, nhưng các dự án sản xuất thép vẫn “mọc lên như nấm” ở các địa phương. Điều này không chỉ phá vỡ quy hoạch ngành mà còn khiến công nghiệp thép rơi vào khủng hoảng thừa như hiện nay.
Hoạt động xây dựng đình đốn, thị trường bất động sản đóng băng khiến cho việc tiêu thụ vật liệu xây dựng (VLXD) giảm mạnh, lượng hàng tồn kho lớn. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí có nguy cơ dẫn tới phá sản.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đang lao đao, nên rất kỳ vọng lãi suất sẽ hạ nhanh để giúp thị trường hồi phục, đặc biệt là giảm được chi phí lãi vay.