Liên hệ tư vấn
0933331087
Nghị định 71/2010/NĐ-CP được Bộ Xây dựng đưa ra ngày 23/6/2010 chính thức thay Nghị định 90 (ngày 6/9/2006) kể từ ngày 8/8/2010. Trong nghị định mới có nhiều điểm mới, nhưng đáng chú ý nhất là việc lần đầu tiên chủ đầu tư được chính thức cho phép phát hành trái phiếu để huy động vốn cho dự án.
Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai, một chuyên gia kinh tế cho rằng: “Đầu tư vào bất động sản bên cạnh những cơ hội thu lợi tức lớn thì nó cũng tiềm ẩn đầy rủi ro".
Là cổ phiếu "vua" trên TTCK tự do (OTC), hiện nay khá nhiều cổ phiếu ngành bất động sản đã chính thức lên sàn chứng khoán hoặc đang làm thủ tục niêm yết.
Đầu tư vào bất động sản (BĐS) luôn trong tình trạng "khát" vốn trung và dài hạn, nhưng thời gian qua, nhiều nguồn vốn trung và dài hạn được đổ vào thị trường lại bị "nóng hoá" do chính sách thiếu minh bạch, và một bộ phận không nhỏ giới đầu cơ thao túng đã khiến thị trường BĐS luôn chao đảo.
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông điệp kiểm soát cho vay bất động sản để tập trung nguồn lực cho sản xuất và để tránh hiện tượng “bong bóng”.
Người đứng đầu vụ Chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước hồi đầu tháng 6 nói rõ, cơ quan này sẽ giám sát chặt chẽ các khoản vay bất động sản. Trên thực tế, có tránh được nguy cơ diễn ra bong bóng bất động sản hay không, có thể không chỉ dừng ở việc hãm phanh nguồn tín dụng vào lĩnh vực này.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xem xét việc cho vay bất động sản để tránh hiện tượng "bong bóng". Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ giám sát cho vay bất động sản, tránh những tác động xấu. Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì?
Bất động sản là lĩnh vực hiện được quan tâm nhiều nhất, khi những kênh đầu tư phổ biến khác đang tỏ ra kém hấp dẫn.
Trên TTCK các cổ phiếu BĐS được đánh giá là khá hấp dẫn do tiềm năng tăng trưởng về hoạt động cơ bản trong 1 – 2 năm tới.
Lượng vốn ngân hàng dành cho bất động sản đạt 192.000 tỷ đồng, tăng 4,54% so với cuối năm ngoái, bằng một nửa mức tăng tổng dư nợ tín dụng toàn ngành.