Xử lý đất lấn chiếm
Sau đó địa phương tiếp tục cấp cho ông B 5m nhưng khi đo lại tính từ ranh giới ông A đã lấn chiếm chứ không theo quyết định cấp đất.
Sau đó ông B cũng lấn đất tương tự như ông A và các hộ được cấp đất sau ông B cũng lấn thêm như thế. Trong đó, hộ được cấp cuối cùng trong dãy tiếp giáp với đất hội trường của khối và hộ này cũng lấn thêm 2m.
Rắc rối xảy ra khi khối xây hội trường, địa phương đòi lại đất thì hộ tiếp giáp không trả lại phần 2m lấn chiếm với lý do các hộ khác cũng lấn chiếm nhưng không bị xử lý. Hiện hầu hết các hộ đã xây dựng nhà ở, công trình kiên cố, giếng nước và đều chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xin hỏi, địa phương chúng tôi nên xử lý thế nào cho phù hợp. UBND dự tính buộc các hộ phải đóng tiền sử dụng đất đối với phần đất lấn chiếm, như vậy có đúng không?
- Trả lời:
Căn cứ theo văn bản số 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 có ghi nhận việc cấp giấy chứng nhận trong trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu diện tích đo đạc thực tế với số liệu diện tích đã ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất. Và quy định tại Điều 50 của Luật đất đai năm 2003, phải xem xét thời điểm sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, giấy tờ về quyền sử dụng đất và việc sử dụng đất có tranh chấp hay không để có biện pháp xử lý thích hợp.
Bạn không nêu cụ thể giấy tờ về quyền sử dụng đất cũng như thời điểm sử dụng đất của các hộ dân, căn cứ trên những thông tin bạn nêu, bạn có thể tham khảo các trường hợp sau:
- Đối với hộ dân có hành vi lấn chiếm nhưng đã sử dụng đất từ trước ngày 15-10-1993, phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, địa phương có thể cho các hộ đóng tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận đối với phần diện tích lấn chiếm.
- Trường hợp các hộ dân lấn chiếm đất của nhau và không thuộc các trường hợp nêu trên, đất được sử dụng từ trước ngày 1-7-2004, không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch, có thể vận dụng quy định tại khoản 4, khoản 6 Điều 50 Luật đất đai để xem xét cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với diện tích đất lấn chiếm cho các hộ dân.
- Trường hợp đất có tranh chấp, thông qua việc giải quyết tranh chấp tại tòa hoặc hoặc ủy ban nhân dân các cấp, các hộ dân có thể yêu cầu cho giữ nguyên hiện trạng hoặc buộc hộ lấn chiếm trả lại đất... Bản án hoặc quyết định của tòa án, quyết định thi hành án, quyết định giải tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành là cơ sở pháp lý để cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất cho các hộ dân.
Trân trọng.
VPLS Lê Nguyễn
Theo Tuổi trẻ
- 263
- By Admin
- 28/04/2010
- 17