• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Xây nhà thời lạm phát: Làm sao để giảm bớt khó khăn?


Xây nhà thời lạm phát: Làm sao để giảm bớt khó khăn?
 
Chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính và khâu thiết kế sẽ giúp giảm bớt khó khăn trong việc xây nhà trong thời điểm giá cả leo thang.


Tuy nhiên, trong thời điểm giá cả vật liệu biến động và gia tăng mỗi ngày, không ít người đã phải tạm hoãn hoặc từ bỏ ý định xây nhà.

Ở góc độ bài viết này, tác giả xin phép chỉ đề cập đến việc xây dựng nhà ở đơn lẻ của người dân. Để thực hiện việc xây dựng trong thời điểm giá vật liệu xây dựng liên tục tăng cao như hiện nay, người viết xin đưa ra một số ý kiến để chủ nhà tham khảo như sau.

Tốt nhất, chủ đầu tư nên thông qua kiến trúc sư để thực hiện công tác tư vấn thiết kế được hoàn hảo. Chủ nhà nên đề nghị kiến trúc sư thể hiện tất cả các phương án theo ý tưởng của mình. Cố gắng nếu có thay đổi thì thực hiện ngay trong bước thiết kế để tránh trường hợp khi xây dựng, các ý tưởng thay đổi thường xuyên sẽ dẫn đến việc phát sinh làm tăng giá trị hợp đồng không cần thiết.

Đàm phán giá trị hợp đồng xây dựng

Tại thời điểm này, rất ít nhà thầu nào dám mạo hiểm nhận hợp đồng với giá trị trọn gói dạng chìa khóa trao tay.

Trước kia, chủ thầu chỉ cần ước tính trượt giá khoảng 10% giá trị xây lắp là an toàn. Ngày nay, nhà thầu rất khó có thể ước tính được giá trị trượt giá. Đơn giá xây dựng nhà hiện nay khoảng 4,5 triệu đồng/m2 đối với nhà phố và 6,0 triệu đồng/m2 đối với biệt thự. Với đơn giá trên, đồ nội thất sử dụng vẫn chưa thể gọi là cao cấp.

Do đó, nhà thầu và chủ đầu tư sẽ có thể gặp tình huống như sau:

- Nhà thầu đề nghị thực hiện hợp đồng theo dự toán trong hồ sơ thiết kế. Nếu có biến động giá vật liệu, chủ nhà phải chịu chi phí phát sinh. Đây là cách hiện nay các bên vẫn thường thực hiện.

- Nhà thầu đề nghị thực hiện hợp đồng theo dự toán trong hồ sơ thiết kế nhưng đề nghị cho tạm ứng đến 70% giá trị hợp đồng để mua vật liệu nhằm đảm bảo giá trị hợp đồng không đổi. Đối với cách này, nhà thầu phải có pháp nhân hoặc có uy tín nhất định đối với chủ nhà vì thường tâm lý chủ nhà rất ngại đưa ra một số tiền lớn như vậy do sợ nhà thầu sẽ ôm tiền bỏ trốn hoặc chiếm dụng vốn.

- Công trình đang thực hiện nhưng vật liệu tăng ngoài khả năng tài chính của các bên, việc xây dựng bị dở dang và kéo dài (thậm chí là không thời hạn). Ở tình huống này, hai bên cần đưa điều kiện thưởng, phạt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng đối với phần giá trị đã thực hiện được vào hợp đồng.

Chuẩn bị thật kỹ tài chính

Yêu cầu quan trọng nhất là các bên cần chuẩn bị thật kỹ khả năng tài chính của mình. Theo kinh nghiệm, có thể cộng thêm khoảng từ 25-30% giá trị hợp đồng là an toàn.

Đây là việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là vấn đề khó nhất, vì với các biện pháp thắt chặt tiền tệ của ngân hàng hiện nay, chủ đầu tư và nhà thầu đều gặp khó khăn về nguồn vốn để có thể tiếp tục thực hiện công trình nếu chẳng may bị trượt giá.

Tóm lại, câu nói của ông bà xưa vẫn luôn hiệu nghiệm đó là “liệu cơm gắp mắm”.
Xây nhà thời lạm phát: Làm sao để giảm bớt khó khăn? 1
(Theo TBKTSG)
  • 401
  • By Admin
  • 27/05/2008
  • 17