• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Xây khách sạn trong công viên: sai phải sửa ngay

"Một thây ma dựng lại"

Hai vấn đề cơ bản nhất trong câu chuyện xây dựng khách sạn trên đất của công viên là: nơi đây có nên xây dựng một khách sạn hay không, và cách làm việc của Hà Nội có vấn đề gì không.

Dự án xây dựng khách sạn này đầu những năm 1990 đã được đưa ra, thời điểm đó tôi đang hoạt động ở Hội kiến trúc sư, cũng không tán thành. 18 năm qua đi, đến gần đây lại thấy bảo họ đã xây xong phần hầm. Đúng là một thây ma dựng lại. Không hiểu ai đã bật đèn xanh mà họ làm được như thế, làm một cách kín đáo, không ai biết.

Người Hà Nội chắc chắn không ai tán thành việc lấy đất công viên để làm khách sạn. Hiện nay, diện tích cây xanh công cộng trên đầu người đã quá thiếu thốn. Thậm chí có người còn đưa ra số liệu là chưa đến 1m2/người. Diện tích hiếm hoi còn lại, chúng ta buộc phải giữ gìn, không thể lấy đi vì bất kì mục đích gì.

Xây khách sạn trong công viên: sai phải sửa ngay

 Thế hệ những người đã đóng góp công sức xây dựng nên công viên Thống Nhất hiện nay vẫn còn, và họ đang lên tiếng bảo vệ công viên
(Ảnh tư liệu)


Đừng nghĩ rằng Hà Nội đã mở rộng, thì ta có thêm diện tích cây xanh trên đầu người. Vấn đề là khu vực nội thị đang bị quá nghẹt thở. Khu vực đô thị gần công viên Thống Nhất gồm các điểm nút giao thông rất căng thẳng: ngã ba Trần Nhân Tông - Lê Duẩn, ga Hà Nội, ngã tư Khâm Thiên, ngã tư Đại Cồ Việt - Lê Duẩn.

Vì tương lai HN, không nên chất thêm vào đây bất cứ một công trình nào như khách sạn, chất tải thêm chỉ làm khu vực này càng tồi tệ hơn.

Mặt khác, công viên Thống Nhất là kết quả lao động XHCN từ suốt những năm 1960. Người ta đã xây dựng hoàn toàn vì công ích, với mong muốn cho Thành phố đẹp lên. Thế hệ những người đã đóng góp công sức xây dựng nên công viên đó hiện nay vẫn còn, và họ đang lên tiếng bảo vệ công viên.
 
Đó rõ ràng là tài sản chung. Và sẽ là rất không có đạo lý khi lấy đất đó đi xây khách sạn cho một nhóm người hưởng.

Tại sao không thể công khai minh bạch?

Công tác quy hoạch của mình làm gì cũng u u minh minh. Nếu có quy hoạch, sao không công khai ra, lấy ý kiến nhân dân xem sao, trưng biển lên, tổ chức hội thảo để mọi người biết thì mới đúng.

Những việc làm không công khai minh bạch, vì lợi ích của một nhóm người, chúng ta đã mắc nhiều lắm rồi, vừa mới đây là sự kiện xây TTTM trên nền chợ 19/12.

Chủ trương xây khách sạn ở đó, không thể là lãnh đạo Thành phố không biết. Do vậy hiện nay cần đặt vấn đề minh bạch ra: Ai đã quyết định việc đó, nếu quyết định sai thì phải sửa ngay, sửa đúng ắt hẳn toàn dân sẽ ủng hộ nhiệt liệt.

"Công tác quy hoạch của mình làm gì cũng u u minh minh. Nếu có quy hoạch, sao không công khai ra, lấy ý kiến nhân dân xem sao, trưng biển lên, tổ chức hội thảo để mọi người biết thì mới đúng."
Vấn đề trong công tác lãnh đạo ở Hà Nội là chúng ta thay đổi người lãnh đạo cao nhất của TP, nhưng còn các cơ quan chức năng chuyên môn cần phải tiếp tục làm chức năng chuyên môn của mình. Không thể thay đổi cả hệ thống bên dưới này theo vị chủ tịch mới. Nghĩa là, bộ máy bên dưới phải làm đúng chức năng của mình theo quan điểm phát triển chung, chứ không phải chỉ là phục tùng cấp trên hiện tại.

Tôi cũng rất mong báo chí làm rõ sự việc này để TP có sự nhìn nhận lại. Không thể để một công ty đứng ra có toàn quyền để cắt đất cho nhà hàng, khoanh vùng làm khách sạn.

Đất công viên hay đất công cộng như một số cách biện luận đều không phải của riêng, đó là tài sản chung của nhân dân, chính quyền đại diện làm gì trên mảnh đất ấy phải được nhân dân đồng ý.

Xây khách sạn trong công viên: sai phải sửa ngay  1

Mảnh đất công viên xưa, nay đang bị xẻ để xây khách sạn. Ảnh: K.Hà

Mặt khác, "người gác cổng" về công tác xây dựng là Bộ Xây dựng, các hiệp hội có trách nhiệm và chuyên môn như: Quy hoạch đô thị, Tổng Hội xây dựng, Hội kiến trúc sư Việt Nam... cần phải lên tiếng bày tỏ quan điểm về vấn đề này.

Xây khách sạn trong công viên: sai phải sửa ngay  2 Xây khách sạn trong công viên: sai phải sửa ngay  3
Xây khách sạn trong công viên: sai phải sửa ngay  4

Ảnh chụp trong công viên Thống Nhất - khoảng không gian xanh hiếm hoi còn lại
của Hà Nội (Ảnh: theo blog Nguyễn Trang Nhung)



Các vị cán bộ lão thành từng chứng kiến sự việc này từ hồi những năm 90, đến suốt quá trình chuyển đổi nhà đầu tư ra sao, những người hiểu rõ lịch sử mảnh đất này cũng nên lên tiếng, đó là trách nhiệm công dân, và là trách nhiệm với lịch sử.

  • Linh Thủy (Ghi)

 

KTS Ngô Doãn Đức, Viện Trưởng Viện Kiến Trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam)

Đừng "đánh úp" dư luận mãi!

Hồi những năm 90, khi mới về nước, tôi đã nghe dư luận râm ran về dự án xây khách sạn SAS trên đất công viên Thống Nhất. Sau đó thấy im im nên cũng không có ý kiến gì thêm.

Sau hơn 15 năm, cơ quan quản lý địa phương lại ngấm ngầm thực hiện, vì quyền lợi của một nhóm người mà đi ngược lại với lợi ích cả cộng đồng.

Đây là cách làm quá coi thường dư luận của những cơ quan liên quan cấp phép, quản lí, mà tệ nhất là cơ quan cấp phép. Bởi nếu vì dân thì sao nhà chuyên môn, cơ quan tham mưu đầy ra đấy mà không chịu hỏi?!

Vụ việc, một lần nữa khiến ta hoài nghi về khả năng, năng lực hay thiện chí của những nhà quản lí, nhà quy hoạch, xây dựng trong việc giữ gìn không gian đô thị Thủ đô.

Chuyện xây dựng Trung tâm thương mại 19/12, chính quyền đã quyết hẳn hoi, rồi phải dừng lại khiến nhà đầu tư cũng khổ, mà nay lại lặp lại, có chịu rút kinh nghiệm đâu! Một ví dụ nữa là toà nhà EVN bên Hồ Gươm, họ cũng đã chuẩn bị dọn sạch để xây rồi đấy chứ. Đến khi bị nói dữ quá mới chịu dừng.

Xa hơn nữa, một câu chuyện khác: Công trình “Hà Nội Vàng” cách nay 6, 7 năm (nay là chỗ toà nhà Bảo Việt, cạnh Hồ Gươm) một thời bị dư luận, những nhà làm kiến trúc, quy hoạch “đánh” tới lui mới chịu thôi.

Khi ấy, công trình 10 tầng này đã đóng móng đến tầng 3 rồi mà vẫn hoàn toàn được chính quyền giấu. Rất may sau đó, toàn bộ bản vẽ đã được lấy ra từ… bên Đức nhờ một cựu sinh viên kiến trúc. Ngày ấy, nếu toà nhà 10 tầng “Hà Nội Vàng” kia mọc lên án ngữ Hồ Gươm thì ngày nay làm sao có chỗ cho dân vào đây được nữa.

Vụ việc này cho thấy, Hà Nội lại “đánh úp” dư luận, đặt mọi việc vào sự đã rồi. Họ lại hành xử “kiểu trung tâm thương mại 19/12”, “kiểu toà nhà EVN ở Hồ Gươm”, không chịu rút kinh nghiệm. Chính quyền đã không làm đúng vai trò của người quản lí, thậm chí có những “ẩn ý” khiến dư luận phải đặt câu hỏi.

  • Chí Hiếu

Theo Vietnamnet

  • 0
  • By Admin
  • 18/02/2009
  • 17