• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Xây hầm qua sông Hồng: Chi phí rất lớn và không cần thiết

Xây hầm đường bộ vượt sông Hồng là không cần thiết

Thứ nhất, sông Hồng không phải là sông phát triển về vận tải lớn, nên xây dựng cầu vượt trên cũng vừa phải, không cần phải cao lắm.

Thứ hai, chưa bao giờ Hà Nội có dự kiến xây hầm đường bộ bắc qua sông Hồng. Hiện nay, quy hoạch mới của Thủ đô vẫn chưa duyệt, quy hoạch cũ của năm 1998 thì toàn bộ nối bờ Bắc với Bờ Nam đều bằng hệ thống cầu.
Xây hầm qua sông Hồng: Chi phí rất lớn và không cần thiết | ảnh 1
KTS. Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Thứ ba, là vấn đề thoát lũ và trị thủy, HĐND đã thông qua phương án, là về sau, dù hiện nay mình đã xây dựng 5, 6 cầu có thêm một cầu nữa cũng không ảnh hưởng gì. Do đó, nếu làm hầm đường bộ vượt sông cần phải nghiên cứu thật kỹ.

Thứ tư, vấn đề chi phí xây dựng, bảo dưỡng của hầm đường bộ bao giờ cũng đắt hơn rất nhiều so với cầu vượt. Cái này có thể chứng minh qua trường hợp hầm Thủ Thiêm.

Xây hầm Thủ Thiêm và bài học với Hà Nội

Ông Trần Trọng Hanh nói rõ, quy hoạch Hà Nội đến năm 2030 đúng là có dự kiến xây hầm đường bộ qua sông Hồng. Nhưng đây là quy hoạch chưa được duyệt. Không thể căn cứ vào dự thảo quy hoạch đó để thực hiện dự án này.
 
Ông Trần Trọng Hanh dẫn lại câu chuyện xây dựng hầm đường bộ Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn tại TP.HCM. Theo đó, khi duyệt quy hoạch hầm Thủ Thiêm, đã cân nhắc giữa cầu vượt qua Thủ Thiêm và hầm đường bộ. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, cảng Ba Son có một vị trí rất quan trọng nên phải dùng hầm đường bộ.

“Hiện nay cảng Ba Son đã chuyển xuống Hiệp Phước. Nếu biết sẽ có quy hoạch như vậy, hồi đó quyết định làm cầu vượt sông thì tốt hơn nhiều. Đó là bài học đối với Hà Nội” - ông Hanh dẫn chứng.

Ông Hanh nói thêm, vị trí đặt hầm đường bộ, đặc biệt ở hai đầu hầm. Khi nó nối với các phố cũ hiện nay, như đường Trần Hưng Đạo thì tạo ra sự ùn tắc. Sự phức tạp của đầu mối giao thông rất là lớn.

Cuối tháng 2 vừa qua, cả Công ty Cổ phần VinGroup và Công ty Trường An (Bộ Quốc phòng), đều có đề xuất gửi lãnh đạo TP. Hà Nội được làm chủ đầu tư dự án xây hầm đường bộ vượt sông Hồng.

Theo hình thức BT, đổi lại doanh nghiệp được khai thác quỹ đất ven sông Hồng để hoàn vốn.

Theo dự kiến đó, đường hầm này dài khoảng 1,5 km, rộng khoảng 18 - 20 m, với 4 làn xe. Bắt đầu tại vị trí cuối đường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) đi ngầm qua sông và nối với quận Long Biên.

(Theo KH&ĐS)

  • 0
  • By Admin
  • 23/03/2011
  • 17