Xây dựng nhà trên đất cơi nới, xử lý như thế nào?
Còn lại đất xây cầu thang và công trình phụ ở phía ngoài khoảng hơn 10m2 cùng kết cấu của ngôi nhà thì trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi là phần cơi nới. Tôi vẫn sử dụng phần cơi nới đến hiện nay. Nay tôi xin giấy phép xây dựng nhà mới UBND quận không cấp phép cho tôi xây dựng phần cơi nới, tôi không xây mới mà chỉ cơi lên tầng. Nhân dân xung quanh yêu cầu tôi trả lại phần đất cơi nơi từ năm 1991. Tôi xin hỏi yêu cầu đó có đúng không? UBND quận, phường có quyền phá phần nhà cơi nới để thu hồi đất hay không?
Trả lời:
Căn cứ điều 50 điểm 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định những gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định trước ngày 15/10/1993, được UBND phường xác nhận không có tranh chấp, phù hợp với qui hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền theo quy định.
Năm 1991 ông xây dựng và đã có giấy phép xây dựng ghi nhận phần đất cơi nới của ông, nay ông xin phép xây dựng và lên tầng nhưng giấy phép lần này không ghi nhận và cho phép ông xây lên ở phần cơi nới. Như vậy phần cơi nới ông không được phép xây cao hơn hiện trạng cũ.
Nếu ông xây cao hơn hiện trạng cũ ở phần cơi nới mà trong giấy phép không cho phép khi thanh tra xây dựng lập biên bản yêu cầu dỡ bỏ phần sai phép nếu ông không tự nguyện dỡ bỏ thì có thể bị đình chỉ xây dựng, hoặc cưỡng chế phá dỡ phần sai so với giấy phép và ông phải chịu chi phí cho việc phá dỡ theo điều 18 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Còn phần công trình phụ và cầu thang ngoài của ngôi nhà tồn tại từ năm 1991 nếu Nhà nước sử dụng hoặc có tranh chấp khiếu kiện thì phải có một bản án hoặc quyết định của tòa án mới có quyền phá bỏ toàn bộ phần nhà cơi nới của ông.
Do vậy ông và gia đình cần bình tĩnh xác định phần đúng, sai của mình để thực hiện cho đúng pháp luật, không vì những bức xúc thiếu xem xét để xảy ra những mâu thuẫn xung đột không cần thiết.
Theo ANTD
- 237
- By Admin
- 20/07/2009
- 17