• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Xây dựng khu công nghiệp: Làm trước, xin sau!

>>   Hệ quả của việc "săn" dự án khu công nghiệp

Do đó, không chỉ là việc người dân mất đất ở không ít nơi được đền bù không xứng đáng, mà ngay cả chính quyền cũng mất tiền oan cho DN và có nơi chính quyền còn phải hầu toà vì... cố tình làm sai luật.

Khi người dân bao vây KCN

Một ngày cuối tháng 8.2011, khi đến KCN Long Giang (xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, Tiền Giang), chúng tôi đã thật sự ngỡ ngàng khi chứng kiến hàng trăm người dân bao vây KCN, không cho các phương tiện chuyên chở người và hàng hóa ra vào. Đây là vùng chuyên trồng khóm của tỉnh Tiền Giang. Cuối năm 2007, UBND tỉnh Tiền Giang giao 540ha đất ở ấp 4, xã Tân Lập 1 cho một nhà đầu tư Trung Quốc để xây dựng KCN Long Giang. Có lẽ do nóng lòng muốn sớm triển khai xây dựng KCN, chính quyền địa phương đã nhanh chóng thỏa thuận với nhà đầu tư thực hiện phương án di dời toàn bộ 390 hộ dân với mức đền bù thành quả lao động, cây trồng  với giá 181 triệu đồng/ha (đây là đất của Nhà nước giao cho dân nhận khoán lâu dài).

Xây dựng khu công nghiệp: Làm trước, xin sau! | ảnh 1
Một khu công nghiệp ở tỉnh Long An. Ảnh: Kỳ Quan

Nhiều hộ chịu nhận tiền, một số hộ không đồng ý, dẫn đến khiếu nại kéo dài. Vì vậy, sau gần 4 năm triển khai, KCN Long Giang vẫn còn là bãi đất trống đầy cỏ dại. Để khắc phục chuyện đã rồi, UBND tỉnh Tiền Giang phải tạm trích ngân sách hỗ trợ thêm cho dân 100 triệu đồng/ha, tổng cộng gần 54 tỉ đồng. Theo thỏa thuận thì số tiền này sẽ được nhà đầu tư trả lại cho ngân sách tỉnh. Trước đó, tại KCN Tân Hương (cũng thuộc huyện Châu Thành), tình trạng tương tự cũng đã diễn ra. Nhà đầu tư được ưu ái với số tiền 77,5 tỉ đồng, người dân cũng bao vây KCN vì cho rằng mình bị ép.

Ô nhiễm môi trường từ hoạt động của các khu - cụm CN ở ĐBSCL cũng là một thực trạng  gây bức xúc đối với người dân sống xung quanh do số KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung còn ít. Ước tính ngoài chất thải rắn lên đến trên 200.000 tấn, bình quân mỗi năm các khu  - cụm CN ở ĐBSCL xả vào môi trường khoảng 50 triệu mét khối nước thải công nghiệp. Tới nay, tại Cần Thơ chỉ mới có KCN Thốt Nốt vừa khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Còn KCN Trà Nóc 1 tuy cơ bản lấp đầy diện tích, nhiều nhà máy đi vào hoạt động nhiều năm, song tới nay vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải. Tại các kỳ họp HĐND TP.Cần Thơ, cử tri sống xung quanh KCN Trà Nóc 1 nhiều lần phản ánh về tình trạng ô nhiễm do nước thải của các DN tại KCN này gây ra.

UBND huyện... 82 lần hầu toà

Chuyện hy hữu trên xảy ra tại huyện Tân Trụ, Long An. Đã có 12 trong tổng số 82 vụ kiện nói trên được TAND tỉnh Long An đưa ra xét xử (phúc thẩm) và phần thua đều thuộc về UBND huyện. Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2006, khi Cty thép Long An được UBND tỉnh Long An cho chủ trương lấy 120ha đất lúa để thành lập KCN An Nhựt Tân (xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ) với giá thu hồi đất mà người dân cho là không thỏa đáng. Người dân phải tháo dỡ nhà cửa để giao đất cho nhà đầu tư, dù việc thực hiện tái định cư vẫn chưa xong. Thậm chí, dù buộc dân phải nhận đền bù từ năm 2007, nhưng tới năm 2008, tỉnh mới có tờ trình xin Thủ tướng thành lập KCN. Cùng với việc “làm trước xin sau” như trên, hàng loạt sai phạm khác đã làm cho khu tái định cư đến nay vẫn chưa hoàn thành, số tiền người dân nhận đền bù đã mất giá. Vì vậy mà người dân kiện chính quyền.

Một vụ kiện hy hữu khác cũng do DN kiện chính quyền tỉnh Long An  liên quan tới chuyện thực hiện KCN. Đó là việc Cty CP cơ khí xây dựng Long An (LICO) được UBND tỉnh  giao thực hiện DA KCN Long Định – Long Cang (huyện Cần Đước) với diện tích khoảng 50ha vào năm 2003. Có lẽ do thấy “dễ ăn” nên một vài DN khác lấy cớ tranh chấp với LICO xin UBND tỉnh An chia DA nói trên. LICO đã đeo đuổi vụ kiện nhiều năm đòi UBND tỉnh trả lại quyền thực hiện DA. Chưa biết cuối cùng kết quả như thế nào, nhưng chắc chắn rằng các vụ kiện đầy tai tiếng nói trên đang làm cho hàng trăm hécta đất nông nghiệp đang bị bỏ hoang nhiều năm, nhiều hộ dân điêu đứng.

(Theo ANTĐ)

  • 0
  • By Admin
  • 14/10/2011
  • 17