Vướng mắc trong đấu nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KĐT mới: Có phải do quy hoạch?
Thực tế nhiều khu đô thị mới chỉ đáp ứng tức thời cho bài toán tăng quỹ đất, quỹ nhà còn việc tạo một “môi trường sống thật sự” theo đúng nghĩa thì nhiều khu đô thị chưa đáp ứng được, thậm chí còn lùi một bước về tiêu chuẩn, đặc biệt là chất lượng hạ tầng và dịch vụ đô thị. Sự thiếu đồng bộ, thiếu khớp nối để lại “di chứng” mà hậu quả thì người dân trong và liền kề khu đô thị phải gánh chịu.
Được đáng giá là khu đô thị đẹp, có môi trường không khí trong lành, nhiều cây xanh nhưng của ngõ ra vào khu đô thị Linh Đàm (đoạn giao với đường Giải phóng) như một “nút thắt”. Chị Nguyễn Thị Nhung Nơ 7A, khu đô thị mới bán đảo Linh Đàm bức xúc “tình trạng tắc đường (đặc biệt là vào giờ cao điểm) thường xuyên xảy ra tại cửa ngõ vào khu đô thị. Nhiều phương tiện vận tải, xe chở khách, xe tải cỡ lớn…chạy qua ra đường vành đai 3 hoặc đi về Hà Đông gây ra tiếng ồn, khói bụi, tắc đường”. Khi quy hoạch, hệ thống hạ tầng giao thông không kết nối với ngoài khu đô thị thì không tránh khỏi ách tắc. Đây là thực trạng phổ biến ở nhiều khu đô thị như KĐTM như Định Công, Đại Kim…. Tính trạng ngập úng cục bộ do hệ thống thoát và xử lý nước thải chưa kết nối hợp lý, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xảy ra cách đây 1 năm ở khu đô đô thị mới Nam Trung Yên còn gây bức xúc…Xem ra bài toán khớp nối hạ tầng kỹ thuật đô thị còn nhiều vấn đề nan giải.
PGS.TS Lưu Đức Hải, Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết “nguyên nhân gây ra bất cập nói trên là khi lập quy hoạch chi tiết để làm dự án đầu tư ở khu vực nào thì người ta chỉ vẽ danh giới ở khu vực được lập, không vẽ ra khu vực bên ngoài hàng rào khu đô thị. Hay nói cách khác khi làm quy hoạch chi tiết họ chỉ xem xét, nghiên cứu trong khu đô thị mà không nghiên cứu rộng ra bên ngoài khu đô thị”.
Hiện nay, hầu hết các đô thị của cả nước đã được lập quy hoạch chung cho cả đô thị nhưng tỷ lệ lập quy hoạch chi tiết đô thị còn thấp, ước đạt trên 50%. Dự án không thể dừng để chờ các nhà quy hoạch, vì vậy chính quyền địa phương cho phép lập, xây dựng dự án và chấp nhận điều chỉnh một phần cục bộ nào đó của quy hoạch chung. Thực tế này đang tồn tại ở nhiều địa phương trên cả nước. Giải thích điều này Cục trưởng Lưu Đức Hải cho rằng “Thực tế nhiều dự án đang làm ngược quy trình, có nghĩa là quy hoạch chi tiết ra đời đầy đủ rồi mới xây dựng kế hoạch phát triển đô thị. Nhiều đô thị ra đời không nằm trong kế hoạch phát triển đô thị của vùng, không phù hợp với quy hoạch chung khiến bức tranh đô thị trên một vùng lãnh thổ trở lên nham nhở, manh mún”.
Chúng ta đang hướng tới xây dựng và phát triển đô thị bền vững nên việc giải quyết những bất cập này là cần thiết. Một vấn đề đặt ra đô thị đã và đang xây dựng nhưng thiếu đồng bộ, không khớp nối thì giải quyết thế nào?
TS.Nguyễn Hồng Tiến, Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật Đô thị cho rằng “Để khắc phục những tồn tại trên cần kiểm tra lại cao độ nền, các đầu mối kết nối giao thông, các đường dây, đường ống (cấp thoát nước, cấp điện) để có giải pháp khắc phục kịp thời và khi quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị mới phải được xem xét trong quy hoạch chung xây dựng đô thị, trong đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật là khung cơ bản phải thống nhất, đồng bộ và liên hoàn với hạ tầng kỹ thuật bên ngoài đô thị. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm xây dựng đầy đủ các công trình hạ tầng đã được đưa ra trong đồ án quy hoạch chi tiết theo lộ trình bắt buộc”.
TS.Nguyễn Hồng Tiến, Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật Đô thị cho rằng “Để khắc phục những tồn tại trên cần kiểm tra lại cao độ nền, các đầu mối kết nối giao thông, các đường dây, đường ống (cấp thoát nước, cấp điện) để có giải pháp khắc phục kịp thời và khi quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị mới phải được xem xét trong quy hoạch chung xây dựng đô thị, trong đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật là khung cơ bản phải thống nhất, đồng bộ và liên hoàn với hạ tầng kỹ thuật bên ngoài đô thị. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm xây dựng đầy đủ các công trình hạ tầng đã được đưa ra trong đồ án quy hoạch chi tiết theo lộ trình bắt buộc”.
Nhưng giải pháp về lâu dài theo PGS.TS Lưu Đức Hải chúng ta cần có phương pháp, tư duy lập quy hoạch cho phù hợp, cải thiện quy trình quy định lập quy hoạch và có nội dung chính sách phù hợp thực tiễn. Năm 2009, Luật Quy hoạch đô thị đi vào cuộc sống sẽ pháp lý hoá cao nhất công tác quy hoạch phát triển đô thị, bổ xung những vấn đề còn thiếu, điều tiết những bất cập, đảm bảo kiểm soát kiến trúc, cảnh quan hạ tầng đô thị, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển đô thị theo hướng bền vững.
Theo Báo Xây dựng
- 0
- By Admin
- 12/08/2008
- 17