Việt kiều có được sở hữu nhà tại Việt Nam?
Tôi không rõ theo quy định của pháp luật Việt Nam, tôi có được quyền mua và đứng tên chủ sở hữu hay không? (Kiến trúc sư Dominic Dũng)Trả lời
Theo nghị định số 71 năm 2010, hiện có ba đối tượng Việt kiều được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.Điều đầu tiên là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên. Điều này hiện nay hầu như mọi Việt kiều đều có thể đáp ứng. Tiếp đó, chỉ khi Việt kiều thuộc một trong số các đối tượng sau sẽ có quyền sở hữu nhà (gắn liền với “quyền sử dụng đất”) tại Việt Nam:
• Đối tượng 1: Người có quốc tịch Việt Nam. Việt kiều thuộc đối tượng này có quyền sở hữu (không hạn chế số lượng) nhà ở tại Việt Nam. Có thể sở hữu bằng cách: mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi nhà ở hoặc được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để xây dựng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình tại Việt Nam.
• Đối tượng 2: Việt kiều nếu không thuộc trường hợp trên cũng có quyền sở hữu nhà ở nếu thuộc trong các trường hợp sau: Người có công đóng góp với đất nước; nhà văn hoá, nhà khoa học (ví dụ: giáo sư nhạc sĩ Trần Văn Khê); người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam (chi tiết tại khoản 2, điều 66, nghị định 71).
• Đối tượng 3: Trường hợp Việt kiều không thuộc hai trường hợp nêu trên, thì vẫn có thể có quyền sở hữu một căn nhà ở “riêng lẻ” hoặc một “căn hộ chung cư” tại Việt Nam khi bản thân có đủ hai điều kiện sau: giấy tờ chứng minh là người gốc Việt Nam và giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Trường hợp này, nếu đang sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà được thừa kế hoặc được tặng cho nhà ở khác thì chỉ được chọn sở hữu một nhà ở; đối với nhà ở còn lại thì được quyền tặng cho hoặc bán cho các đối tượng khác và được hưởng giá trị.
Luật sư Trần Hồng Phong
(Theo landtoday)
- 150
- By Admin
- 16/05/2011
- 17