Vì sao phải dự trữ đất đô thị?
Nhiều giải pháp đã được các chuyên gia đưa ra. Trong đó, TS Phạm Sỹ Liêm - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị & Phát triển hạ tầng đặt vấn đề cần phải dự trữ đất đô thị.Giúp thị trường phát triển lành mạnh, hạn chế đầu cơ
Từ thực tiễn các nước, TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, đã đến lúc nước ta cần xây dựng thể chế hoàn chỉnh cho chế độ dự trữ đất đô thị và nhanh chóng mở rộng việc áp dụng nó vào phát triển đô thị, nhất là để tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý thực hiện quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, nếu áp dụng chế độ dự trữ đất thì chính quyền đô thị có thể phá vỡ cái vòng lẩn quẩn đó bắng cách thông qua tổ chức phát triển quỹ đất để thực hiện "5 thống nhất" như kinh nghiệm của Trung quốc là: 1 - Thống nhất thu hồi; 2 - Thống nhất dự trữ; 3 - Thống nhất phát triển hạ tầng (3 thông 1 bằng); 4 - Thống nhất kinh doanh (tìm vốn, thế chấp, bảo lãnh, giá cả, doanh thu) và 5 - Thống nhất cung ứng (theo nhu cầu của thị trường và của phát triển đô thị). "Vận dụng tốt nguyên tắc này, chính quyền có thể chi phối quan hệ giá cả, quan hệ cung cấu và quan hệ cạnh tranh trong thị trường đất đô thị khiến thị trường này phát triển lành mạnh, hạn chế hoạt động đầu cơ, đưa giá đất đô thị trở về mặt bằng hợp lý, tạo điều kiện cho thị trường BĐS vận hành ổn định và có hiệu quả" - TS Liêm cho hay.
Tác dụng đối với quy hoạch đô thị
Ai cũng hiểu rằng, thị trường BĐS đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quy hoạch đô thị, nhưng hiện tại Hà Nội cũng như nhiều đô thịkhác, các dự án khu đô thị mới bị phân tán, tùy theo đề xuất của nhà kinh doanh BĐS và đều được chính quyền đô thị chấp nhận. Tình trạng đó khiến cho việc kết nối các khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng cấp 1 của đô thị rất khó khăn và tốn kém, một số nơi phải tự khoan giếng để cấp nước, phải tự tìm nơi thoát nước tạm thời, thiếu hạ tầng xã hội như chợ, trường học... Hơn thế, công trường xây dựng mở ra khắp nơi dang dở từ năm này qua năm khác khiến cuộc sống của người dân không được thoải mái, xây dựng tuy nhiều nhưng ít nơi tạo được khu vực đô thị hoàn chỉnh và hiện đại.
Chế độ dự trữ đất cho phép tập trung các dự án BĐS vào một vài khu vực phát triển đô thị rộng lớn, không chỉ theo quy hoạch mà còn theo kế hoạch từng giai doạn phát triển năm năm, xây đâu được đấy, xong khu vực này rồi mới chuyển sang khu vực khác. Các dự án bất động sản nhờ có sẵn "đất sạch" nên có thể khởi công và kết thúc đúng hạn mà không bị cản trở vì công tác bồi thường, GPMB chậm trễ và khiếu kiện kéo dài.
Ngoài những tác dụng hữu ích trên, dự trữ đất đô thị còn tạo điều kiện cho chính quyền đô thị điều hành được thị trường đất đô thị chứ không chạy theo phục vụ thị trường như hiện nay. TS Phạm Sỹ Liêm nói: Ngân sách đô thị sẽ thu được phần lớn lợi ích mà tài nguyên đất đai đem lại chứ không để giới kinh doanh bất động sản kiếm được siêu lợi nhuận từ kinh doanh đất và một số quan chức sa vào tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, khiến các hộ bị thu hồi đất và nhân dân bất bình. Với lợi nhuận thu được từ dự trữ đất, chính quyền đô thị có thể giúp đỡ các hộ nghèo cải thiện điều kiện ở và tiếp cận các dịch vụ hạ tầng.
Điều 41 Luật Đất đai năm 2003 quy định hai phương thức thu hồi đất và giao đất: 1/Nhà nước quyết định thu hồi đất, tổ chức phát triển quỹ đất do cấp tỉnh thành lập thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồiđối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có kế hoạch đầu tư, và 2/ Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. |
(Theo KT&ĐT)
- 0
- By Admin
- 06/09/2010
- 17