Vì sao Hải Phòng “cắt” 8 dự án đầu tư nước ngoài?
Biến đất lành để "chim" đậu
Là một trong những địa phương đi đầu trong đổi mới, mở cửa trong chiến lược phát triển kinh tế, đến nay, Hải Phòng xứng đáng đứng trong "top" 5 địa phương thu hút được nhiều dự án, vốn FDI vào địa bàn. Theo Sở KHĐT Hải Phòng, tại thời điểm này, thành phố có 285 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 3,8 tỷ USD, trong đó, vốn đưa vào thực hiện 1,6 tỷ USD, đạt 42%/tổng vốn đầu tư.
Theo đánh giá chung, hầu hết các dự án FDI tại đây đều đúng mục đích, định hướng, đúng lĩnh vực đang khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài. Để có được kết quả này, Hải Phòng cũng đã trả giá rất nhiều cho một thời kỳ tồi tệ, thủ tục rườm rà, điều hành rắc rối, phiền nhiễu làm nhiều nhà đầu tư nản lòng quay gót. Từ đó, đã dành rất nhiều sự ưu ái cần thiết nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả, đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội luôn tăng trưởng ở mức cao.
Trong đó phải kể đến các dự án không những thực hiện đầy đủ việc đưa vốn điều lệ, vốn đăng ký vào đầu tư; thực hiện vượt cả vốn đăng ký như Công ty Liên doanh phát triển Khu công nghiệp Nomura, các công ty thuê mặt bằng trong khu công nghiệp này như Yazaki, Toyota Boshuko, Toyoda Gosei, Pioneer...
Giai đoạn gần đây nhất, việc thực hiện các chuyên đề theo niên hạn như "Cải cách hành chính", "Năm doanh nghiệp", "Năm kỷ cương hiệu quả"... đã bắt đầu phát huy tác dụng. Quyết tâm của giới lãnh đạo là chứng minh với các nhà đầu tư FDI rằng, đây chính là "đất lành". Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến Hải Phòng, coi đây là nơi tin cậy để đầu tư vốn liếng, đặt nền tảng công cuộc làm ăn lâu dài.
Trong 2 tháng vừa qua, một loạt các dự án FDI quy mô lớn đã được cấp giấy phép hoạt động. Trong đó, dự án xây dựng Trung tâm thương mại của Công ty TNHH MTV quốc tế Đông Thăng tại quận Dương Kinh, vốn đầu tư 26 triệu USD; dự án của Công ty TNHH Bất động sản Thành Công, xây dựng nhà các loại, kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà hàng, các hoạt động vui chơi, giải trí tại huyện Thủy Nguyên, vốn đầu tư 100 triệu USD, vốn điều lệ 80 triệu USD.
Cũng phải biết cách xua đàn... "chim dữ"
Trải nghiệm từ thực tế cho thấy, đến với Hải Phòng, bên cạnh số đông những nhà đầu tư chân chính còn có không ít người mang đậm chất cơ hội, khai thác tối đa những lợi thế, sự ưu ái của Nhà nước, của địa phương, đưa ra những ý tưởng dự án quy mô cực lớn để yêu sách đủ điều. Nhưng sau khi được cấp giấy phép, được giao đất rồi thì dự án chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Các nhà đầu tư FDI dạng này chẳng những không đưa vốn từ nước ngoài vào triển khai dự án mà dùng chính dự án đó để vay vốn từ các ngân hàng trong nước.
Theo điều tra chuyên ngành, trong tổng lượng vốn đã triển khai (khoảng 1,6 tỷ USD) là tính cả phần vốn do phía Việt
Từ kết quả điều tra khảo sát này, Sở KHĐT đã lập báo cáo chi tiết và đề xuất với các cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi giấy phép đầu tư đối với 8 doanh nghiệp FDI trên địa bàn, gồm: Công ty TNHH World Top Việt Nam (liên doanh với Hàn Quốc), Công ty Phát triển KCN sân Golf Đồ Sơn (liên doanh với Califonia Investment Group Ltd - British Virgin Islands), Công ty LD TNHH May mặc Ngọc Sơn (Hồng Kông), Công ty May - Phụ liệu may Tân Hải (Trung Quốc), Công ty LD TNHH May mặc KWONG HAI (Hồng Kông), Công ty LD TNHH May mặc Bảo Tín (Hồng Kông) và Công ty EARTHCARE Việt Nam - Hải Phòng L.L.C (Hoa Kỳ).
Giới chức Hải Phòng bày tỏ, thu hút được các dự án FDI đầu tư vào địa bàn luôn là việc lớn, rất khó khăn. Vì vậy, rất "đau" khi phải thực hiện rút giấy phép các dự án trong lĩnh vực này. Có thể trước mắt Hải Phòng sẽ mất nhiều thứ: Mất dự án, mất vốn (phần góp vào các dự án liên doanh). Nhưng có lẽ đây là việc cần thiết, cũng đã đến lúc phải biết cách xua đàn "chim dữ" để lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý "địa hạt" FDI rất nhạy cảm này
- 0
- By Admin
- 21/08/2008
- 17