Vật liệu chống nóng được khách hàng quan tâm trong mùa hè
Chống nóng bằng vật liệu lợp mái
Chọn vật liệu xây dựng thích hợp đóng vai trò rất quan trọng. Tiêu chí đầu tiên của mọi người là hạn chế sử dụng các thiết bị dùng năng lượng điện nhằm tiết kiệm chi phí và tạo được sự thoáng mát tự nhiên cần có. Vì thế, những phương cách sử dụng vật liệu xây dựng truyền thống được áp dụng triệt để và là lựa chọn hàng đầu.
Vật liệu truyền thống chống nóng, cách nhiệt trong xây dựng như tôn, gạch nhiều lỗ, ngói xây dựng cải tiến, tuy chúng là các loại vật liệu không mới nhưng mang lại hiệu quả chống nóng trong mùa hè khá tốt. Đặc biệt các loại vật liệu này tương đối rẻ tiền, phù hợp với đa số người có nhu cầu xây dựng cải tạo nhà ở.
Một trong các loại vật liệu lợp thông dụng là tôn cách nhiệt. Tôn chống nóng này sẽ tiết giảm được điện năng tiêu thụ so với sử dụng tôn thông thường.
Tôn chống nóng tiết giảm cả nhiệt và điện năng tiêu thụ so với sử dụng tôn thông thường. |
Tôn chống nóng với những đặc điểm nhẹ, dễ thi công, lắp đặt, bền và tính thẩm mỹ cao nên chiếm thị phần lớn trên thị trường. Với giá thành hợp lý, các loại tôn do VN hoặc liên doanh có giá từ 14000 - 29000 đồng/m2, tùy độ dày, mỏng và loại tôn. Khắc phục nhược điểm hấp thụ nhiệt cao, các nhà sản xuất đã phủ một lớp PU cách nhiệt dày 16 mm bên dưới tấm tôn 5 sóng, cao 30 mm để cách nhiệt và đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tôn chống nóng sẽ tiết giảm được điện năng tiêu thụ so với sử dụng tôn thông thường. Ngoài ra, tôn chống nóng còn có khả năng cách âm, ngăn được tiếng mưa rơi, tiếng ồn từ bên ngoài, đặc biệt là khả năng chống cháy.
hông bền như tôn phủ PU, nhưng tấm lợp Onduline, tôn nhựa sợi thủy tinh, tấm PolyCarbonate cũng được nhiều người tiêu dùng khảo giá và chọn mua.
Tấm lợp sinh thái Onduline với những đặc tính nổi trội sóng tròn, chế tạo từ sợi hữu cơ tổng hợp và nhựa được xử lý dưới nhiệt độ, áp suất cao nên tính năng cách âm, cách nhiệt rất tốt. Trọng lượng nhẹ, bền và đẹp và không bị rêu mốc, gỉ sét, ảnh hưởng của sương muối, cách điện, an toàn khi giông bão. Giá thành khoảng 170.000 đồng/m2.
Loại tôn nhựa sợi thủy tinh có giá thành cao hơn khoảng 130.000 đồng/tấm. Ngoài khả năng cách âm, cách nhiệt vừa tạo môi trường trong lành vừa làm sáng sủa ngôi nhà.
Ngoài ra, nhờ lớp PU trắng đục hoạ tiết hoa văn dưới tôn phẳng mà có thể để lộ như một cách trang trí, không phải làm trần. Còn nếu ngôi nhà đã lợp loại tôn thông thường thì có thể dùng loại tôn phẳng có phủ lớp PU để đóng trần vừa cản sức nóng lan xuống vừa tạo tính thẩm mỹ mà không cần đóng trần bằng các loại vật liệu khác. Giá của loại tôn này cũng không quá đắt, chỉ khoảng 25.000 – 185.000 đồng/m2 tùy theo độ dày và loại tôn.
Dù không được bền như những tấm tôn phủ PU nhưng những loại vật liệu như tấm lợp Onduline, tôn nhựa sợi thủy tinh, tấm Poly Carbonate cũng được người tiêu dùng khảo giá và chọn mua khá nhiều.
Tấm lợp sinh thái Onduline với những đặc tính nổi trội dạng sóng tròn, chế tạo từ sợi hữu cơ tổng hợp và nhựa Bitum được xử lý dưới nhiệt độ, áp suất cao nên tính năng cách âm, cách nhiệt rất tốt.
Khác với loại tôn phủ PU, tấm lợp Onduline có ưu điểm là trọng lượng nhẹ, mịn màng nhưng khá bền đẹp và không bị rêu mốc rỉ sét, không bị ảnh hưởng của hơi muối biển, sương muối, chịu được bão và mưa đá, cách điện và an toàn khi trời giông sét. Giá thành của loại vật liệu này cũng có giá tương đương (khoảng 170.000 đồng/m2) nên cũng khá đắt hàng trong những ngày hè.
Loại tôn nhựa sợi thủy tinh có giá thành cao hơn so với những loại kia (khoảng 115.000 đồng/tấm 1,07 x 3 m) và được gia cố thêm những sợi thủy tinh bền chắc nên chậm lão hoá, bền với thời tiết, cách điện khi trời giông sét, không giữ ẩm ướt, không rỉ sét... Ngoài khả năng cách âm, cách nhiệt vừa tạo môi trường trong lành vừa làm sáng sủa ngôi nhà, tôn nhựa sợi thủy tinh còn có trọng lượng nhẹ, nên dễ dàng trong vận chuyển và thi công.
Chống nóng bằng cách xử lý tiểu tiết
Nhiều gia đình muốn chống nóng với hiệu quả triệt để hơn còn có thể lát trực tiếp loại gạch trần nhiều lỗ hoặc gạch chữ U, gạch hourdis. Giá cả của loại vật liệu truyền thống này tương đối rẻ, khoảng 2.500 đến 7.000 đồng/viên. Các loại gạch này dùng lát trực tiếp trên bề mặt bê tông của trần nhà và có thể để trần hoặc lát gạch men bình thường.
Bên cạnh đó, người dùng còn có thể sử dụng các loại ngói lợp phủ gốm, ngói xếp truyền thống hoặc các loại bông thủy tinh, bông khoáng, túi hạt khí hoặc các loại sơn đặc chủng để xử lý cách nhiệt, cách âm.
Vật liệu ngói có thể giảm 40 - 50% hơi nóng. |
Vật liệu ngói có thể giảm 40 - 50% hơi nóng. Giá thành ngói lợp rẻ nhất khoảng 7.500 đ/viên (22 v/m2), trung bình 11.000 đ/viên, đắt hơn khoảng 22.500 đ/viên.
Bông thủy tinh cấu tạo từ sợi thủy tinh, không có hoá chất Amiang, an toàn khi sử dụng. Trong khi bông khoáng là sản phẩm được tạo thành từ quặng khoáng đá nung chảy, thường được sử dụng để lót cách nhiệt, cách âm giữa các bức tường.
Bông thủy tinh cách nhiệt và bông khoáng có tính phổ thông hơn. Hai loại bông cách nhiệt này đều có tác dụng hấp thụ nhiệt bức xạ và ngăn cản việc truyền nhiệt, khúc xạ nhiệt xuống khu vực cách nhiệt, ngoài ra chúng còn có khả năng cách âm, giảm thiểu độ ồn khi trời mưa.
Bông cách nhiệt có tác dụng hấp thụ nhiệt bức xạ, ngăn cản việc truyền nhiệt, cách âm, giảm thiểu độ ồn khi trời mưa. |
Túi khí cách nhiệt được cấu tạo bởi lớp nhôm nguyên chất phủ lên tấm nhựa tổng hợp chứa các túi khí. Lớp nhôm có màu sáng bạc giúp phản xạ nhiệt còn lớp nhựa chứa túi khí ngăn chặn quá trình dẫn nhiệt và tản nhiệt nhanh. Bên cạnh đó, lớp nhựa chứa túi khí còn có tác dụng ngăn khí âm thanh truyền qua, đồng thời khử các sóng âm thanh phản xạ tránh tiếng vang do bề mặt không phẳng và hình dạng bất định.
Đây là loại vật liệu mới, an toàn và thân thiện với môi trường làm việc, tiết kiệm năng lượng cho việc thắp sáng và điều hoà.
Các loại sơn tường, phủ trần chống nóng trên thị trường thì vô cùng đa dạng và phong phú. Điểm danh có một số loại chống nóng như Kecnee, Litex, Vatex, Matex, Super Matex (Nippon), Levi-stex, Maxilite (Anh). Các loại sơn này có giá bán dao động trong khoảng 350 đến gần 1,2 triệu đồng/ thùng 20 lít.
Tuy nhiên, thị trường không chỉ có sơn chống nóng trong nhà mà còn có những loại sơn dùng ngoài trời có tác dụng chống nóng, chống mốc, không thấm nước với giá bán cao hơn hẳn các loại sơn chống nóng thông thường trong nhà.
Muốn sử dụng vật liệu chống nóng có hiệu quả cần tạo thêm giếng trời, lỗ thông gió đặt trước và sau căn phòng để tạo hiệu ứng trao đổi nhiệt, các loại cửa kính cách âm cách nhiệt. Và quan trọng nhất là tạo lối thoát nhiệt cho không gian dưới mái cho căn phòng, nhà ở của mình.
Thị trường có khá nhiều sản phẩm với nhiều giải pháp chống nóng cho người tiêu dùng lựa chọn, nhưng để đạt được hiệu quả một cách tối đa người tiêu dùng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia trước khi bắt tay vào thực hiện xây dựng hay cải tạo ngôi nhà yêu quý của mình.
- 234
- By Admin
- 03/07/2014
- 17