"Tướng" Gamuda: Dự án huy động vốn đúng luật!
>> Dự án Gamuda: Bán nhà...trên giấyPhối cảnh dự án Gamuda |
Sau khi báo chí có loạt bài phản ánh về việc dự án Gamuda Garden (Hoàng Mai) do công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam làm chủ đầu tư đã thực hiện huy động vốn sớm từ các nhà đầu tư đã có nhiều nghi ngại được đặt ra xung quanh vấn đề này.
Vênh diện tích giải phóng mặt bằng
Dự án Gamuda (Hoàng Mai) có diện tích 500 ha bao gồm nhiều hạng mục như công viên, khu vui chơi giải trí, khu nhà ở... với tổng mức đầu tư 5 tỷ USD đã chính thức được UBND TP Hà Nội cấp phép đầu tư cho Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam, thuộc Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) từ cuối năm 2007. Dự án được thực hiện theo phương thức đổi đất lấy hạ tầng. Theo đó, Công ty Gamuda Land Việt Nam sẽ xây dựng 2 hạng mục là nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và công viên Yên Sở. Đối lại, Gamuda Land sẽ được triển khai xây dựng và kinh doanh khu đô thị Gamuda City ngay bên cạnh công viên.Ông Cheong Ho Kuan – Tổng Giám đốc Gamuda Land Việt Nam cho biết, 3 năm triển khai hiện công ty đã rót 250 triệu USD cho nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và 100 triệu USD cho công viên Yên Sở.
Sau khi hai hạng mục BT hoàn thành, chủ đầu tư đã được Hà Nội trao cho khu đất C2 – Gamuda Garden (phường Yên Sở, Trần Phú, Hoàng Mai) rộng 82ha để xây dựng, kinh doanh. Trong đó, sẽ có khoảng 1.500 căn nhà liền, biệt thự và nhiều tổ hợp chung cư cao tầng được xây dựng.
Theo ông Phạm Sơn Hà –Phó trưởng ban giải phóng mặt bằng quận Hoàng Mai, hiện tại phần diện tích của khu đất C2, công ty Gamuda Land đã giải phóng xong 71% .
Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi với báo chí, ông Cheong Ho Kuan lại khẳng định hiện nay khu C2 –Gamuada Garden đã giải phóng được 90% tổng diện tích. 10% còn lại là đất công và cũng cần được giải phóng mặt bằng. “Hiện nay, toàn bộ khu đất thuộc phườngTrần Phú đã được giải phóng mặt bằng hoàn toàn. Trên phần đất đã được giải phóng mặt bằng đó, công ty đã tiến hành xây dựng và đã mở bán trên phần đất đó. Còn phần đất mà chưa giải phóng xong mặt bằng nằm trên phần của phường Yên Sở. Dự kiến trong tháng 10, quận Hoàng Mai sẽ giao nốt 10% đất chưa được đất cho chủ đầu tư.
Thời điểm mở bán: Sớm hay muộn
Sau gần 1 năm nhận mặt bằng, hiện dự án khu C2 - Gamuda Garden vẫn đang trong tình trạng ngổn ngang. Trên phần đất đã giải phóng xong mặt bằng chủ đầu tư đang thực hiện việc san lấp mặt bằng.Tuy nhiên, từ cuối năm 2011, ngay sau khi có quyết định giao đất của UBND TP Hà Nội, công ty đã tiến hành nhận đặt cọc mua nhà của các khách hàng với mức 5% tổng giá trị hợp đồng. Tại thời điểm tháng 6/2012, công ty Gamuda Land đã tổ chức chào bán một phần dự án.
Trong khi đó, chiểu theo đúng quy định của nghị định 71NĐ-CP về hướng dẫn thu hành Luật Nhà Ở, để được huy động vốn chủ đầu tư phải giải phóng mặt bằng của dự án và đã thực hiện khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án. Sau khi đã có các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng với nội dung và tiến độ của dự án thì chủ đầu tư cấp I được ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư cấp II.
Giải thích về vấn đề này, ông Cheong Ho Kuan cho rằng, theo nghị định 71/NĐ-CP, để mở bán chủ đầu tư phải có giấy phép đầu tư và bắt đầu tiến hành làm đất và xây dựng nền móng. Chỉ cần bắt đầu xây dựng nền móng, chủ đầu tư có quyền ký hợp đồng góp vốn với khách hàng ở mức 20%/tổng số đơn vị nhà ở xây dựng trên đó.
Đến thời điểm hiện tại Gamuda đã thực hiện được phần góp vốn 72 căn. Số lượng các căn này là nằm trong phạm vi 20% cho phép của nghị định 71.
“Trong nghị định 71 không có quy định cụ thể phải giải phóng xong mặt bằng 100% đất thì mới được mở bán và trong nghị định đó khi đất bàn giao đến đâu chủ đầu tư có thể làm hạ tầng và mở bán đến đó. Vì vậy, Gamuda cũng tiến hành theo đúng luật, nhận được đất đến đâu thì xây dựng đến đó” ông Choi khẳng định.
Theo ông Đặng Hùng Võ -nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên thị trường bất động sản hiện nay có rất nhiều dự án vi phạm quy định 71, có những dự án chưa được giao đất nhưng đã huy động vốn. Thậm chí, có dự án còn “bịa” đây là dự án bổ sung của dự án khác và thực hiện việc huy động vốn....
Việc nhiều dự án vượt qua quy định của pháp luật chưa xây dựng hạ tầng xong đó là vi phạm pháp luật Việt Nam
Riêng đối với những dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì Nhà nước luôn có nhiều ưu đãi. Chúng ta mở cửa kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn vào đầu tư là nhìn vào tiềm lực tài chính, kinh nhiệm và khoa học công nghệ mới...Tuy nhiên, với những dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài nhưng lại huy động vốn của người Việt Nam để xây nhà rồi lại bán cho người Việt Nam với giá cao như vậy là không ổn. Điều này cần được các cơ quan quản lý chấn chỉnh bởi không sẽ là tiền lệ xấu.
(Theo VnMedia)
- 0
- By Admin
- 16/08/2012
- 17