Tư vấn thiết kế tăng công năng sử dụng cho nhà phố ngắn
Theo kiến trúc sư Phạm Ngọc Thiên Ân, thông thường một ngôi "nhà ngắn" ở đô thị có chiều dài không quá 10 m, bề ngang không quá 5 m (ví dụ ngang 4 m, dài 7-8 m). Khi thiết kế những dạng nhà này, gia chủ cần lưu ý những điểm sau:
1. Tầng trệt
Công năng cho tầng này sẽ bao gồm chỗ để xe, tiếp khách, bàn ăn, nhà bếp, vệ sinh nhỏ và cầu thang. Ví dụ, một ngôi nhà có chiều dài 8 m, kích thước để đi lại của một buồng thang thiết kế tiết kiệm với tổng chiều rộng tối thiểu 2 vế thang là 1,8 m, suy ra chiều dài cho các hạng mục còn lại là 6,2 m.
Bản vẽ mặt bằng tầng trệt của một ngôi "nhà ngắn". Ảnh: Không Gian Hoàn Hảo. |
Trung bình một căn nhà cần tối thiểu 2 chiếc xe máy nên khu vực để xe cần rộng tối thiểu khoảng 1,6 m. Vậy tổng chiều dài các hạng mục còn lại của khu vực tiếp khách, phòng bếp, vệ sinh nhỏ là 4,6 m. Với kích thước này, kiến trúc sư Thiên Ân khuyên gia chủ nên bố trí cầu thang ở cuối nhà, nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nhằm tiết kiệm diện tích.
Phần bếp, bàn ăn, tiếp khách nên tích hợp làm một bằng cách làm một bàn di động vừa dùng để làm bàn ăn và tiếp khách chung. Khi không cần thiết ăn uống hoặc tiếp khách có thể xếp và thu ngắn bàn lại cho gọn.
Hình vẽ phối cảnh tầng trệt. Ảnh: Không Gian Hoàn Hảo. |
Hình thực tế tầng trệt. Ảnh: Không Gian Hoàn Hảo. |
2. Tầng lầu
Vì chiều rộng 2 vế thang của ngôi nhà tối thiểu là 1,8 m nên chiều dài cho phần nhà vệ sinh và phòng ngủ còn lại là 6,2 m. Chiều dài này không đủ làm 2 phòng ngủ, do đó chỉ nên làm 1 phòng ngủ, còn nhà vệ sinh thiết kế chữ L kết hợp với tủ âm tường nhằm tiết kiệm diện tích. Giường ngủ kết hợp tủ đầu giường làm gương trang điểm và bàn làm việc với đầy đủ tiện nghi.
Bản vẽ mặt bằng lầu 1 của một ngôi "nhà ngắn". Ảnh: Không Gian Hoàn Hảo. |
Hình vẽ phối cảnh tầng lầu. Ảnh: Không Gian Hoàn Hảo. |
Hình vẽ phối cảnh tầng lầu. Ảnh: Không Gian Hoàn Hảo. |
- 262
- By Admin
- 12/10/2013
- 17