Trung Quốc phá giá tiền, BĐS Việt Nam chưa bị ảnh hưởng
Nhiều yếu tố khẳng định sẽ không có bong bóng BĐS
Phân khúc nhà ở có quy mô nhỏ và trung bình đang được phát triển ở mọi quận, huyện của Tp.HCM với giá bán vừa túi tiền, vẫn là phân khúc trụ cột của thị trường BĐS. Với sự phát triển ổn định của mình, phân khúc này còn đáp ứng được nhu cầu thật của phần đông người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình ở đô thị.
Nguồn cung của những dự án nhà ở xã hội hay dự án sản phẩm căn hộ và nhà ở với giá bán vừa túi tiền hiện nay rất thiếu. Bởi vậy, phân khúc này đang trong tình trạng cung không đủ cầu.
Bên cạnh đó, phân khúc bất động sản có sự phát triển mạnh mẽ với hàng loạt dự án được khởi công xây dựng và chào bán trên thị trường. Tại Tp.HCM, chỉ có khu đô thị phía nam là đang có xu thế dịch chuyển phát triển tập trung sang khu vực phía Đông TP. Còn lại, trong phân khúc bất động sản cao cấp hiện nay, từ khu vực bờ tây sông Sài Gòn (gồm các quận 1,4 Bình Thạnh), qua đến quận 2 cùng một phần của quận 9 giáp quận 2, hiện nay đều là ranh giới của khu vực trọng điểm các dự án BĐS cao cấp.
Mặt khác, hoạt động hợp tác đầu tư phát triển bất động sản, mua bán chuyển nhượng dự án đang diễn ra vô cùng sôi nổi giữa các doanh nghiệp. Nổi bật trong số đó là vai trò thống lĩnh của các doanh nghiệp nội. Những tập đoàn phát triển BĐS lớn đang dần hình thành như Phúc Khang, Vingroup, Đại Quang Minh, Novaland, Phú Mỹ Hưng, SSG, Him Lam, Bitexco, M.I.K, Hưng Thịnh, Nam Long, TNR Holdings,...
Thị trường BĐS Việt Nam không chịu nhiều ảnh hưởng từ việc phá giá tiền của Trung Quốc
HoREA cũng cho biết, loại hình đầu tư kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân phân những lô đất nhỏ có diện tích 40-50m2 thuộc khu vực quy hoạch dân cư đang bắt đầu xuất hiện trên địa bàn TP. Loại hình đầu tư kinh doanh này thường xảy ra ở những khu vực tập trung đông người nhập cư và cũng được cấp phép xây dựng nhà ở, cấp sổ đỏ để bán cho người mua có thu nhập thấp và trung bình.
Cách làm trên đã đáp ứng được phần nào nhu cầu tách thửa đất thổ vườn, đất nông nghiệp mà không hề thấp hơn diện tích đất ở tối thiểu theo quy định cho những hộ gia đình nhiều ngưởi.
Dù vậy, hiện tượng này không thật sự phù hợp với định hướng phát triển đô thị theo dự án và quy hoạch, bởi vì nó có thể làm gia tăng tình trạng đô thị được mở rộng theo kiểu "vết dầu loang".
Đầu cơ chưa ồ ạt
Tình trạng bong bóng BĐS đã từng xảy ra hồi năm 2007, 2010 hay giai đoạn 2008-2012 cho đến gần cuối năm 2013 khi thị trường BĐS bị đóng băng, đều gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, doanh nghiệp, Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng, người tiêu dùng và các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp.
Vậy nên, không nên để tình trạng thị trường đóng băng hoặc bong bóng BĐS lập lại không những là mục tiêu Nhà nước rất quan tâm, mà còn là quyền lợi và mong muốn của người tiêu dùng, ngân hàng, nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Từ quy luật và sự quan sát thực tiễn ở các nước khác, bong bóng BĐS thường chỉ xuất hiện khi những yếu tố sau hội tụ đầy đủ: Nền kinh tế phát triển nóng; Có sự phát triển lệch pha trên thị trường BĐS, thường xảy ra ở phân khúc BĐS cao cấp; Có sự xuất hiện của các nhà đầu cơ găm hàng, kích động làm giá, tạo nhiều đợt sóng đẩy giá ảo trên thị trường BĐS; Thiếu sự can thiệp hợp lý bằng các đòn bẩy kinh tế của Nhà nước vào thị trường BĐS; Có sự buông lỏng chính sách tín dụng, dễ dãi hạ chuẩn cấp tín dụng.
Chiều ngày 13/8, Chủ tịch HoREA, ông Lê Hoàng Châu cho biết: “Đối chiếu với các yếu tố nêu trên, HoREA nhận định chưa có nguy cơ xảy ra bong bóng BĐS trong năm 2015 và có thể cả năm 2016, bởi lẽ, nền kinh tế nước ta chỉ mới đang trên đà hồi phục”.
Trong năm 2013, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam là 12,51%, đến năm 2014 là 12,62%. Dự kiến trong năm nay, mức tăng trưởng tín dụng cũng ở mức khoảng 16%. Trong khi đó, mức tăng trưởng tín dụng đỉnh điểm là vào năm 2007 khi bong bóng BĐS lên tới 37,80%.
Hiện Chính phủ cũng đang kiểm soát được lạm phát, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tín dụng linh hoạt và chặt chẽ, thực hiện chính sách tiền tệ. Hiện nợ xấu đang được kiểm soát, tình trạng buông lỏng tín dụng không xuất hiện, nợ xấu cũng đang được kiểm soát và dần trở về mức ổn định.
Ông Châu cũng cho biết thêm: “Có một yếu tố đáng quan ngại là phân khúc bất động sản cao cấp đang có chiều hướng phát triển rất lớn, rất nhiều, rất mạnh, nhưng có thể nhận định vẫn còn trong tầm kiểm soát. Giao dịch BĐS hiện vẫn đang diễn ra bình thường; Chưa xuất hiện hiện tượng đầu cơ, đẩy giá ảo trên thị trường bất động sản”.
Bên cạnh đó, việc liên tiếp phá giá đông nhân dận tệ của Chính phủ Trung Quốc trong những ngày gần đây là một yếu tố mới xuất hiện với biên độ khá lớn. Việc này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế ngắn, trung và dài hạn. Dù vậy, rất nhiều trang thiết bị ngoại, nội thất, nguyên vật liệu từ Trung Quốc đang được nhập khẩu vào thị trường BĐS nước ta nên thị trường chưa có ảnh hưởng gì lớn trong thời gian tới.
- 0
- By Admin
- 15/08/2015
- 17