• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Trung Quốc đổ tiền đầu tư bất động sản ở nước ngoài

Ảnh hưởng của khách hàng Trung Quốc với thị trường nước ngoài lớn đến mức nào? Khảo sát thực hiện bởi công ty môi giới Knight Frank năm ngoái đã cho thấy khách hàng châu Á chiếm đến 49.6% giao dịch đầu tư tại Luân Đôn trong hơn 1 năm qua. Nhà đầu tư châu Á đã bỏ ra 761 triệu bảng (1.2 tỷ USD) cho bất động sản tại thủ đô nước Anh, bao gồm các nhà đầu tư từ Hồng Kông, Trung Quốc đại lục, cũng như Singapre, Malaysia và các vùng khác thuộc châu Á.

Tuy vậy, ảnh hưởng từ khách hàng Trung Quốc đôi khi cũng bị phóng đại. Ông James Talbot, giám đốc kinh doanh quốc tế tại Anh và châu Âu của công ty môi giới Savills nói cá nhân ông dám thách thức mọi khẳng định rằng 50% bất động sản tại trung tâm Luân Đôn đã được khách hàng Trung Quốc mua.

Khách hàng Trung Quốc chiếm lượng mua bất động sản đầu tư tại Luân Đôn lớn nhất, tầm 11%. Nhưng con số này cũng bao gồm cả khách hàng Hồng Kông, những người vốn rất năng nổ tại thủ đô UK trước đây.

Khách hàng đại lục vẫn đang thưởng thức hương vị nước ngoài, bất chấp luật pháp nước này ngăn cấm họ đầu tư quá 50,000 USD ra nước ngoài mỗi năm

Ông Anton Eilers, giám đốc điều hành công ty bất động sản châu Á tại CB Richard Ellis, cho rằng khủng hoảng tài chính thực ra đã làm gián đoạn xu hướng mới của khách hàng đại lục, đó là đầu tư nước ngoài. Thị trường bất động sản Trung Quốc đã đi xuống vào nửa cuối năm 2007, trước khủng hoảng, do đó khuyến khích họ đầu tư vào thị trương nước ngoài.

Tuy vậy, khi họ khá hài lòng với ý tưởng này và quyết định đầu tư sâu hơn vào thị trường ngoại quốc, khủng hoảng lại diễn ra. Thế rồi Trung Quốc tung ra gói kích cầu trị giá 4 nghìn tỷ nhân dân tệ khiến mọi sự chú ý của các nhà đầu tư lại đổ dồn vào thị trường nội địa.

Sự chú ý của họ giờ đây đã lại hướng ra nước ngoài một lần nữa, với ý đồ làm dịu đà tăng trưởng quá nóng thị trường bất động sản nội địa của chính phủ đại lục. Bất động sản đại lục đã và đang tiến bước rất nhanh và mạnh. Năm 2010, Bắc Kinh là thị trường chính , với bất động sản nhà ở lên đến 41.6%, theo Knight Frank và Holdways, người ghi chép bất động sản đại lục. Năm thành phố đã chứng kiến mức giá tăng hơn 20%, với nguồn thu chính từ Quảng châu (len đến 26.5%), Hàng Châu (24.9%), Vũ Hán (24.4%) và Thượng hải (21.8%)

Khả năng diễn ra những bước đi pháp lý nhằm làm dịu thị trường nội địa sẽ khuyến khích khách hàng Trung Quốc phân hóa đầu tư với việc đầu tư ra toàn thế giới.

Trước đây, khách hàng Trung Quốc đại lục chưa nhận được nhiều chú ý, nhưng sự hiện diện của họ “đang ngày một rõ dần lên.” Bên cạnh mối lo về thị trường bất động sản nội địa, giáo dục cũng là một vấn đề then chốt khiến khách hàng Trung Quốc đổ bộ ra nước ngoài. Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistani là các nước có nhiều sinh viên theo học tại các trường đại học của Anh nhất, con số này đã tăng 175% so với thập kỉ trước. Số sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Anh tăng từ 4,017 năm 1998/99 lên đến 43,035 nam 2008/09. Do vậy, bất động sản tại Anh còn được coi như sự đầu tư cho việc học hành của con cái, hoặc một nơi nghỉ hưu tiềm năng. Xu hướng tương tự cũng giải thích cho dân số tại các thành phố khác như Vancouver, Sydner và Melbourne, những thành phố này đã có người Trung Quốc đại lục sinh sống được 15 – 20 năm

Mặc dù thị trường Luân Đôn có thể thu hút khách hàng Trung Quốc trong tương lai, ông Eilers cho rằng họ vẫn đang hứng thú với việc đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Công ty môi giới ước tính khách hàng Trung Quốc giàu có chiếm 20% tổng số giao dịch bất động sản tại Singapore. Ông tin rằng, tại Hồng Kông, 30% giá trị giao dịch bất động sản trị giá hơn 50 triệu đô la HongKong (6.4 triệu USD) thuộc về khách hàng đại lục.

(Theo CafeF)

  • 176
  • By Admin
  • 25/02/2011
  • 17