Trên cùng thửa đất nhưng giá đến bù vênh...10 lần
Nghịch lý về mức vênh giá đền bù trên cùng một thửa đất đã từng xảy ra trong quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đoạn giáp ranh giữa Hà Nội và Vĩnh Phúc. Trên cùng một thừa đất nhưng các hộ dân thuộc địa bàn Hà Nội được bồi thường với mức 236 triệu đồng/sào, trong khi đó các hộ dân có đất liền kề nhưng thuộc về tỉnh Vĩnh Phúc lại chỉ nhận được đền bù với giá 43,5 triệu đồng/sào.Câu chuyện tương tự cũng xảy ra trong quá trình GPMB ở Tỉnh Yên Bái. Trên cùng một mảnh đất, nhưng dự án làm đường thì được đền bù 625.000 đồng/m2, còn dự án xây dựng trụ sở Chi cục Thuế thì mức đền bù chỉ còn lại 1/10 số đó. Những nghịch lý này thường xuyên vướng phải trong quá trình GPMB, trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng kiện tụng, khiếu nại của các hộ dân có đất bị thu hồi.
Giá đất đền bù tới đây sẽ theo sát thị trường |
Chia sẻ tại một hội nghị đối thoại chính sách vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Bùi Sĩ Dũng – Vụ phó Vụ Pháp chế, Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ TN&MT) cho rằng, những tranh chấp liên quan đến vấn đề đất đai rất phức tạp. Trên 70% số lượng đơn từ có liên quan đến đất đai, trong đó chủ yếu liên quan đến vấn đề giá bồi thường GPMB. Luật Đất đai sửa đổi tới đây sẽ góp phần đưa giá đất sát với thị trường trong điều kiện bình thường và có sự quản lý của nhà nước.
Sau khi Luật Đất đai được sửa đổi sẽ chi tiết hóa giá đất đến nhiều tỉnh, thành thay vì phân theo vùng như hiện nay. Lúc đó sẽ có một giá đất chuẩn ở những vùng giáp ranh, nhất là của Hà Nội và Tp.HCM với các vùng lân cận.
Một vấn đề khác cũng được dư luận hết sức quan tâm hiện nay là vấn đề định giá đất. Hiện vẫn chưa có một cơ quan độc lập nào thực hiện vấn đề này. Luật Đất đai sửa đổi tới đây sẽ có một tổ chức tư vấn giá độc lập tham gia khi xảy ra tình trạng giá đất chênh lệch 20%. Khi đơn vị tư vấn vào cuộc mà vẫn không có sự thống nhất, lúc đó sẽ đưa ra tòa.
"Khi người sử dụng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những tranh chấp sẽ được giải quyết tại tòa. Ngược lại những trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ giải quyết tranh chấp bằng chính sách hòa giải, nếu không hòa giải được, người tranh chấp sẽ khiếu nại lên cấp cao hơn, hoặc sẽ phải ra tòa" – ông Dũng nói.
Đồng tình với quan điểm trên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, trong trường hợp chưa đồng tình về việc giải quyết tranh chấp, các tổ chức cá nhân có thể khiếu nại lên cơ quan cấp trên nhưng sau đó vẫn chưa thấy thỏa đáng thì có thể lựa chọn giải pháp đưa ra tòa.
(Theo Infonet)
- 141
- By Admin
- 17/10/2012
- 17