• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Tranh chấp tài sản thừa kế giữa anh chị em ruột

Tôi làm giấy tờ đứng tên quyền sở hữu nhà, ba mẹ tôi cũng biết điều đó và không có ý kiến gì. Vậy hỏi luật sư trường hợp này, các anh và chị của tôi có được hưởng phần di sản thừa kế từ ngôi nhà này khi ba mẹ tôi mất? Lê Bá (Hà Nội)

Trả lời:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Vì giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở đứng tên bạn nên thuộc quyền quản lý, sử dụng và định đoạt của bạn.
 

Nếu việc bố mẹ bạn tặng cho bạn ngôi nhà là có thật và bạn thực hiện đầy đủ hồ sơ và thủ tục tại Cơ quan quản lý nhà ở cấp quận/huyện trong khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở thì việc sở hữu nhà của bạn là hoàn toàn hợp pháp, bố mẹ của bạn không còn liên quan đến quyền sở hữu ngôi nhà, do đó anh chị em của bạn không có quyền yêu cầu chia thừa kế từ ngôi nhà sau khi bố mẹ bạn qua đời.

Thủ tục tặng cho tài sản là nhà, đất được tiến hành theo quy định của pháp luật với những hồ sơ chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở do tặng cho như sau:

- Hợp đồng tặng cho có chứng nhận của công chứng Nhà nước;

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên tặng cho;

- Bản khai nộp thuế thu nhập cá nhân và Bản khai nộp lệ phí trước bạ nhà, đất (do cơ quan quản lý nhà ở cung cấp tại nơi tiếp nhận hồ sơ);

- Bản sao Sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh nếu các bên tặng cho có quan hệ gia đình như: Cha mẹ, con, anh chị em ruột để làm cơ sở miễn thuế chuyển quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ) có thể bị xem xét lại nếu có sự khai báo nguồn gốc tài sản không trung thực hoặc do sơ suất thiếu trách nhiệm của cơ quan cấp sổ đỏ đã không xem xét kỹ và thực hiện theo đúng thủ tục theo quy định của pháp luật.

Trường hợp có khiếu nại hoặc khởi kiện mà phát hiện ra sự việc này, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì quyền sở hữu ngôi nhà của bạn có thể bị hủy bỏ và ngôi nhà này vẫn thuộc quyền sở hữu của bố mẹ bạn và được chia thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế nếu bố mẹ bạn không để lại di chúc.
 

Luật sư Nguyễn Phú Thắng

  • 333
  • By Admin
  • 27/03/2013
  • 17