• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Tranh chấp tại chung cư Quốc Cường Gia Lai: Phải áp luật nào?

Tại đây, sau khi thừa nhận giao nhà chậm gần bảy tháng “do nhiều nguyên nhân”, phía Quốc Cường đưa ra đề nghị sẽ bồi thường cho khách hàng 8% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng không đồng ý. Những người này yêu cầu công ty Quốc Cường phải bồi thường 90% tổng số tiền đã nộp sau khi căn cứ cách tính phạt theo hợp đồng và áp dụng luật Dân sự thay vì luật Thương mại như phía chủ đầu tư viện dẫn. Do không đi đến thống nhất nên ngày 27.9 đã có 22 khách hàng nộp đơn lên TAND quận 3 kiện công ty Quốc Cường, yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện đầy dủ những cam kết đã ký trong hợp đồng.

Luật nào?

Ngày 27.9 đã có 22 khách hàng nộp đơn lên TAND quận 3 kiện công ty Quốc Cường.

Luật sư Nguyễn Văn Trường, trưởng văn phòng luật sư Trường phân tích, thông thường các hợp đồng mua bán căn hộ đều có quy định chế tài phạt vi phạm liên quan đến trách nhiệm thanh toán tiền đối với khách hàng và trách nhiệm giao nhà đối với chủ đầu tư.

Hợp đồng giữa công ty Quốc Cường và khách hàng đã thể hiện đúng nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận (điều 4 bộ luật Dân sự) và những quy định của luật Nhà ở và kinh doanh bất động sản. Và theo đó, nếu chủ đầu tư không giao nhà đúng hợp đồng thì tất phải chịu phạt theo thoả thuận. Việc chủ đầu tư tự nhiên áp dụng luật Thương mại để chỉ “đền” 8% giá trị hợp đồng do chậm giao nhà là áp dụng sai pháp luật.

Luật sư Trường nói thêm, luật Thương mại được ban hành chỉ điều chỉnh các hành vi thương mại như: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, đại diện cho thương nhận, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá, đại lý thương mại, gia công, đấu giá, đấu thầu hàng hoá, quá cảnh hàng hoá, dịch vụ giám định, cho thuê hàng hoá, nhượng quyền thương mại và dịch vụ logistic. Bởi đó, mức phạt tối đa 8% (điều 301 luật Thương mại) chỉ áp dụng cho những hoạt động thương mại nêu trên.

Vậy có phải công ty Quốc Cường đang cố tình “đá lộn sân” để né trách nhiệm?

Tương tự, luật sư Bùi Quang Nghiêm, đoàn Luật sư Tp.HCM, cũng cho rằng, hợp đồng này ký kết giữa công ty với cá nhân có nhu cầu về nhà ở nên là hợp đồng dân sự. Dù tên gọi của nó có là “hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng căn hộ” hay “hợp đồng mua bán nhà ở” thì đều bị điều chỉnh bởi các quy định về dân sự. “Nếu ngay từ đầu chủ đầu tư ghi trong hợp đồng rằng áp dụng luật Thương mại, theo đó dù có giao nhà chậm năm năm, mười năm hay hơn thế nữa thì cũng chỉ bị phạt tối đa 8% giá trị hợp đồng, chắc là khách hàng sẽ không ai ký kết hợp đồng đó”, luật sư Nghiêm phân tích.

“Hợp đồng góp vốn” dễ bị vô hiệu

Theo luật sư Trần Đức Phượng, công ty luật Hợp Việt, “hợp đồng góp vốn đầu tư” giữa hai bên được ký từ năm 2007 đáng lý phải được chủ đầu tư điều chỉnh lại bằng hợp đồng mua bán căn hộ cho phù hợp với các quy định về kinh doanh bất động sản tại thời điểm này. Nếu vẫn duy trì thì rất dễ bị toà tuyên hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Do vậy, khách hàng và chủ đầu tư nên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán căn hộ và giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản theo đúng quy định để đảm bảo hợp đồng không bị tuyên vô hiệu và là cơ sở để thực hiện việc cấp giấy chủ quyền cho khách hàng.

Liên quan đến chất lượng căn hộ không đảm bảo, luật sư Trường cho rằng khách hàng “cứ căng” theo hợp đồng để đòi quyền lợi.

(Theo SGTT)

  • 0
  • By Admin
  • 28/09/2011
  • 17