Tp.HCM trước "cơn lốc" đô thị hóa cao ốc
ĐTTC đăng một số ý kiến của các nhà chuyên môn xoay quanh vấn đề này.
Xác định công trình bảo tồn
Trong quá trình phát triển Sài Gòn xưa đã để lại những dấu ấn thông qua các công trình kiến trúc có giá trị, những khu phố tiêu biểu gắn với cảnh quan sông nước - phố chợ. Những dấu ấn đó gắn với từng thời kỳ tiêu biểu: Thời kỳ thành lập Thành Gia Định, Sài Gòn thời Pháp thuộc, thời kỳ 1954-1975 và giai đoạn từ 1975 đến nay.
Trong quá trình phát triển Sài Gòn xưa đã để lại những dấu ấn thông qua các công trình kiến trúc có giá trị, những khu phố tiêu biểu gắn với cảnh quan sông nước - phố chợ. Những dấu ấn đó gắn với từng thời kỳ tiêu biểu: Thời kỳ thành lập Thành Gia Định, Sài Gòn thời Pháp thuộc, thời kỳ 1954-1975 và giai đoạn từ 1975 đến nay.
Giữ lại di sản văn hóa trước làn sóng đô thị hóa là một bài toán khó |
Trong kho tàng di sản kiến trúc đô thị, chúng ta bảo tồn những công trình nào, quần thể nào, dựa trên tiêu chí nào là những vấn đề quan trọng cần nghiên cứu, xác định phù hợp với thực trạng, đặc điểm của quỹ di sản kiến trúc Tp.CHM.
Trước mắt, chúng ta cần xác định một số công việc ưu tiên thực hiện. Cụ thể là tuyên truyền sâu rộng cho cộng đồng để nâng cao nhận thức, tự nguyện góp sức tham gia chương trình bảo tồn, phát huy di sản kiến trúc đô thị (kinh nghiệm ở phố cổ Hội An). Xây dựng phương pháp triển khai và bảo tồn di sản, xây dựng các tiêu chí để đánh giá xếp hạng, các công trình bảo tồn.
Tổ chức đánh giá, phát hiện di sản, lập danh sách di sản kiến trúc của TP theo chủng loại và cấp bậc để có giải pháp phù hợp cho từng loại di sản. Công bố rộng rãi cùng với việc ban hành chính sách phù hợp cho công tác bảo tồn di sản.
KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam
Trên cơ sở quy định trong các văn bản hiện hành và thực tế quản lý có thể tạm phân loại các công trình kiến trúc đô thị có giá trị bảo tồn theo 2 nhóm. Một là các công trình đã và dự kiến xếp hạng di tích như kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật được quản lý theo Luật Di sản văn hóa năm 2002.
Hai là các công trình, không gian cảnh quan kiến trúc có giá trị cần bảo tồn, dù không đủ điều kiện xếp hạng di tích nhưng cũng cần được quản lý bằng các quy định, quy chế về quy hoạch kiến trúc. Thí dụ biệt thự cổ ở quận 1, 3 hay các dãy phố ở Chợ Lớn, dọc đường Võ Văn Kiệt, trường học, công sở, nhà xưởng công nghiệp cũ…
Thực trạng bảo tồn cảnh quan kiến trúc của Tp.HCM thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn do chưa giải quyết hợp lý giữa nhu cầu phát triển đô thị và bảo tồn kiến trúc cũ. Điều này có thể thấy trong việc xây dựng công trình cao tầng ở các khu vực cảnh quan kiến trúc tiêu biểu TP hay phá bỏ biệt thự có kiến trúc đặc sắc, thay vào đó là các cao ốc chọc trời.
Việc áp dụng khung pháp lý bảo tồn còn nhiều bất cập, trong khi TP chậm ban hành quy chế quản lý cảnh quan kiến trúc. Ngoài ra, vấn đề sở hữu liên quan đối tượng bảo tồn như biệt thự, nhà ở tư nhân vẫn chưa có chính sách giải quyết lợi ích hài hòa.
PGS.TS KTS Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM
Phân khu di sản
Tp.HCM là một trong những đô thị năng động và phát triển nhanh. Bài toán quản lý di sản cần bắt đầu bằng việc thống kê danh sách và ghi chi tiết công trình có giá trị lịch sử, cũng như xác định khu vực lõi trung tâm lịch sử cần bảo vệ di sản. Khu trung tâm lịch sử đánh dấu 300 năm phát triển của Sài Gòn xưa và tồn tại đến ngày nay cần được đặc biệt quan tâm trong quy hoạch khu trung tâm.
Đây là khu vực được giới hạn bởi các trục đường Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Nguyễn Du - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Bỉnh Khiêm - bờ sông Sài Gòn - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực - Huyền Trân Công Chúa - Nguyễn Thị Minh Khai - Lê Quý Đôn - Võ Văn Tần - Phạm Ngọc Thạch.
Tp.HCM cần học tập Paris (Pháp) hay Montreal (Canada) xây dựng khung pháp lý cấm xây dựng cao ốc ở khu lõi trung tâm để bảo vệ di sản kiến trúc. Vì hiện nay việc xây dựng cao ốc ở khu vực lõi trung tâm TP quá dễ dàng.
Người ta thường lầm tưởng bảo tồn là không đem lại lợi ích kinh tế, nhưng kinh nghiệm thực tế tại các nước cho thấy ngoài ý nghĩa văn hóa-xã hội, lợi ích đem lại từ nguồn thu du lịch thương mại thường rất cao khi có chiến lược bảo tồn đúng đắn.
KTS Ngô Viết Nam Sơn
Một trong những giải pháp ngắn hạn, có thể thực hiện ngay là Tp.HCM có thể thiết kế 3 khu phố đi bộ để bảo vệ di sản. Một là khu vực phố đi bộ mang tên “Sài Gòn ký ức”. Khu này bao gồm đường Lê Duẩn - Phạm Ngọc Thạch - Đồng Khởi - Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Pasteur làm cảnh quan chính. Nhà thờ Đức Bà, Nhà Hát Lớn, UBND TP, Khách sạn Majestic, Bưu điện Trung tâm… trở thành điểm nối kết, tôn vinh ký ức di sản.
Các đường nhỏ, hẻm trong khu vực này trở thành phố đi bộ di sản thương mại. Khu vực này được phép bán hàng lưu niệm, tranh tượng, ẩm thực, khách sạn, biểu diễn nghệ thuật, tổ chức lễ hội. Hai là phố đi bộ mang tên “Sài Gòn sông”.
Khu vực này lấy đường Tôn Đức Thắng, bến Bạch Đằng, quảng trường Mê Linh làm trọng tâm. Cải tạo bờ sông khu vực này thành công viên nghệ thuật, nhiều lối đi bộ mang chức năng bảo vệ di sản, thư giãn và ngắm cảnh sông nước. Ba là phố đi bộ mang tên “Sài Gòn kẻ chợ” mang chức năng di sản thương mại.
Khu này lấy trọn Công viên 23 tháng 9, với 4 mặt đường bao quanh, vài ô phố như phố Tây Bùi Viện, khu Phạm Ngũ Lão, khu Tạ Thu Thâu, kết hợp với chợ Bến Thành. Chúng ta có thể thu hút du khách và người dân bằng một đài phun nước lớn trong công viên 23 tháng 9. 3 khu phố đi bộ này độc lập với nhau, phát triển từng giai đoạn và nối với nhau bằng việc mở rộng các tuyến vỉa hè hiện có.
KTS Nguyễn Ngọc Dũng
Trước mắt, chúng ta cần xác định một số công việc ưu tiên thực hiện. Cụ thể là tuyên truyền sâu rộng cho cộng đồng để nâng cao nhận thức, tự nguyện góp sức tham gia chương trình bảo tồn, phát huy di sản kiến trúc đô thị (kinh nghiệm ở phố cổ Hội An). Xây dựng phương pháp triển khai và bảo tồn di sản, xây dựng các tiêu chí để đánh giá xếp hạng, các công trình bảo tồn.
Tổ chức đánh giá, phát hiện di sản, lập danh sách di sản kiến trúc của TP theo chủng loại và cấp bậc để có giải pháp phù hợp cho từng loại di sản. Công bố rộng rãi cùng với việc ban hành chính sách phù hợp cho công tác bảo tồn di sản.
KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam
Trên cơ sở quy định trong các văn bản hiện hành và thực tế quản lý có thể tạm phân loại các công trình kiến trúc đô thị có giá trị bảo tồn theo 2 nhóm. Một là các công trình đã và dự kiến xếp hạng di tích như kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật được quản lý theo Luật Di sản văn hóa năm 2002.
Hai là các công trình, không gian cảnh quan kiến trúc có giá trị cần bảo tồn, dù không đủ điều kiện xếp hạng di tích nhưng cũng cần được quản lý bằng các quy định, quy chế về quy hoạch kiến trúc. Thí dụ biệt thự cổ ở quận 1, 3 hay các dãy phố ở Chợ Lớn, dọc đường Võ Văn Kiệt, trường học, công sở, nhà xưởng công nghiệp cũ…
Thực trạng bảo tồn cảnh quan kiến trúc của Tp.HCM thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn do chưa giải quyết hợp lý giữa nhu cầu phát triển đô thị và bảo tồn kiến trúc cũ. Điều này có thể thấy trong việc xây dựng công trình cao tầng ở các khu vực cảnh quan kiến trúc tiêu biểu TP hay phá bỏ biệt thự có kiến trúc đặc sắc, thay vào đó là các cao ốc chọc trời.
Việc áp dụng khung pháp lý bảo tồn còn nhiều bất cập, trong khi TP chậm ban hành quy chế quản lý cảnh quan kiến trúc. Ngoài ra, vấn đề sở hữu liên quan đối tượng bảo tồn như biệt thự, nhà ở tư nhân vẫn chưa có chính sách giải quyết lợi ích hài hòa.
PGS.TS KTS Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM
Phân khu di sản
Tp.HCM là một trong những đô thị năng động và phát triển nhanh. Bài toán quản lý di sản cần bắt đầu bằng việc thống kê danh sách và ghi chi tiết công trình có giá trị lịch sử, cũng như xác định khu vực lõi trung tâm lịch sử cần bảo vệ di sản. Khu trung tâm lịch sử đánh dấu 300 năm phát triển của Sài Gòn xưa và tồn tại đến ngày nay cần được đặc biệt quan tâm trong quy hoạch khu trung tâm.
Đây là khu vực được giới hạn bởi các trục đường Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Nguyễn Du - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Bỉnh Khiêm - bờ sông Sài Gòn - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực - Huyền Trân Công Chúa - Nguyễn Thị Minh Khai - Lê Quý Đôn - Võ Văn Tần - Phạm Ngọc Thạch.
Tp.HCM cần học tập Paris (Pháp) hay Montreal (Canada) xây dựng khung pháp lý cấm xây dựng cao ốc ở khu lõi trung tâm để bảo vệ di sản kiến trúc. Vì hiện nay việc xây dựng cao ốc ở khu vực lõi trung tâm TP quá dễ dàng.
Người ta thường lầm tưởng bảo tồn là không đem lại lợi ích kinh tế, nhưng kinh nghiệm thực tế tại các nước cho thấy ngoài ý nghĩa văn hóa-xã hội, lợi ích đem lại từ nguồn thu du lịch thương mại thường rất cao khi có chiến lược bảo tồn đúng đắn.
KTS Ngô Viết Nam Sơn
Một trong những giải pháp ngắn hạn, có thể thực hiện ngay là Tp.HCM có thể thiết kế 3 khu phố đi bộ để bảo vệ di sản. Một là khu vực phố đi bộ mang tên “Sài Gòn ký ức”. Khu này bao gồm đường Lê Duẩn - Phạm Ngọc Thạch - Đồng Khởi - Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Pasteur làm cảnh quan chính. Nhà thờ Đức Bà, Nhà Hát Lớn, UBND TP, Khách sạn Majestic, Bưu điện Trung tâm… trở thành điểm nối kết, tôn vinh ký ức di sản.
Các đường nhỏ, hẻm trong khu vực này trở thành phố đi bộ di sản thương mại. Khu vực này được phép bán hàng lưu niệm, tranh tượng, ẩm thực, khách sạn, biểu diễn nghệ thuật, tổ chức lễ hội. Hai là phố đi bộ mang tên “Sài Gòn sông”.
Khu vực này lấy đường Tôn Đức Thắng, bến Bạch Đằng, quảng trường Mê Linh làm trọng tâm. Cải tạo bờ sông khu vực này thành công viên nghệ thuật, nhiều lối đi bộ mang chức năng bảo vệ di sản, thư giãn và ngắm cảnh sông nước. Ba là phố đi bộ mang tên “Sài Gòn kẻ chợ” mang chức năng di sản thương mại.
Khu này lấy trọn Công viên 23 tháng 9, với 4 mặt đường bao quanh, vài ô phố như phố Tây Bùi Viện, khu Phạm Ngũ Lão, khu Tạ Thu Thâu, kết hợp với chợ Bến Thành. Chúng ta có thể thu hút du khách và người dân bằng một đài phun nước lớn trong công viên 23 tháng 9. 3 khu phố đi bộ này độc lập với nhau, phát triển từng giai đoạn và nối với nhau bằng việc mở rộng các tuyến vỉa hè hiện có.
KTS Nguyễn Ngọc Dũng
- 168
- By Admin
- 17/12/2012
- 17