• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Tp.HCM: Thu phí bảo trì chung cư vẫn còn nhiều vướng mắc

- Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Hữu Tín nhận xét: "Nếu Luật Nhà ở đã quy định khách hàng nộp phí bảo trì chung cư nhưng hợp đồng mua bán lại không thể hiện dẫn đến tranh chấp, khiếu nại thì chủ đầu tư phải chịu vì họ là người soạn hợp đồng".

Sở Xây dựng cho biết trách nhiệm đóng góp kinh phí bảo trì đã được quy định cụ thể nhưng có nhiều chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán căn hộ sau ngày Luật Nhà ở có hiệu lực chưa thu khoản phí này. Theo Sở, chủ đầu tư có trách nhiệm liên hệ các chủ sở hữu căn hộ để thỏa thuận việc thu phí bảo trì phần sở hữu chung rồi bàn giao cho Ban quản trị chung cư. Nếu không thỏa thuận được thì khởi kiện tại tòa án.


Sở Xây dựng cũng cho hay có nhiều vướng mắc trong quản lý, sử dụng quỹ kinh phí bảo trì nhà chung cư. Theo Bộ Xây dựng thì chủ tài khoản này là trưởng và phó ban quản trị chung cư. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư và một số quận, huyện kiến nghị nên giao cho trưởng ban quản trị và chủ đầu tư (kiêm phó ban quản trị) cùng là đồng tài khoản để tránh tình trạng sử dụng không đúng mục đích. Do đó, Sở Xây dựng đề nghị TP có hướng dẫn cụ thể về chủ thể quản lý kinh phí bảo trì nhà chung cư. Đồng thời, có biện pháp chế tài hữu hiệu đối với chủ thể vi phạm trong việc nộp, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư.

Sở này cho biết thêm: Hiện quy định pháp luật chưa thống nhất về thời gian bảo hành công trình. Luật Nhà ở quy định thời gian bảo hành nhà chung cư theo số tầng và quy định thời gian cụ thể. Nghị định 23/2013 lại quy định thời gian bảo hành theo cấp công trình và quy định thời gian tối thiểu không ít hơn 12 tháng hoặc 24 tháng. Tuy nhiên, hiện Bộ Xây dựng chưa có thông tư hướng dẫn về cấp hạng làm cơ sở xác định thời gian bảo hành công trình.

  • 181
  • By Admin
  • 30/07/2013
  • 17