• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Tp.HCM: Thị trường văn phòng cho thuê chuyển biến tích cực

Theo kết quả khảo sát của Công ty Cushman & Wakefield Việt Nam, tỷ lệ trống tại các tòa nhà hạng A và B giảm xuống đến 9%, trong khi đó giá thuê vẫn giữ ở mức cân bằng và không có nhiều thay đổi đã làm nhu cầu thuê mặt bằng tăng cao, tạo ra điểm sáng mới của phân khúc này.

Theo nhận định của công ty Savills, công suất và giá thuê trung bình có xu hướng tăng kể từ Q2/2013. Riêng trong Q1/2014, công suất trung bình đạt 90%, cao nhất trong 5 năm gần đây, giá thuê trung bình của thị trường là 531.000VNĐ/m2. Tuy nhiên, tổng lượng tiêu thụ tại khu trung tâm nhiều hơn khu ngoài trung tâm 34%. Trong đó, các công ty nước ngoài chiếm khoảng 60% tổng diện tích được thuê tại Tp.HCM, điều này đã giúp cho dòng FDI đổ vào thành phố ngày càng cao.

Đồng quan điểm, ông Alex Crane, Giám đốc Bộ phận cho thuê mặt bằng thương mại Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, hiện có hơn 70% nguồn cung văn phòng hạng A và B tập trung ở khu vực trung tâm. Trong đó, có 9 cao ốc văn phòng hạng A và 47 cao ốc văn phòng hạng B, lần lượt cung cấp 157.000 m2 và 648.000 m2 diện tích sàn. Hiện Cushman & Wakefield nhận được khá nhiều yêu cầu của khách hàng mong muốn được chuyển đến những cao ốc văn phòng hạng A và B trong khu vực trung tâm Thành phố như Bitexco Financial Tower, Vincom Center, Times Square, Le Meridien…

Tỷ lệ trống tại các tòa nhà hạng A và B giảm xuống đến 9%.
Tỷ lệ trống tại các tòa nhà hạng A và B giảm xuống đến 9%.

Tuy nhiên, theo ông Greg Ohan, Giám đốc Bộ phận khu công nghiệp và văn phòng cho thuê thuộc Công ty CBRE, do nhu cầu thuê tăng vì kỳ vọng thị trường văn phòng sáng hơn trong thời gian tới nên nguồn cung văn phòng hạng A và B đang dần trở nên khan hiếm hơn. Theo đó, đó giá chào thuê văn phòng hạng A trong quý I/2014 đã tăng 3% so với cùng kỳ và hạng B tăng 1,7%.

Điều này nghe có vẻ bất hợp lý, bởi hiện có rất nhiều dự án bất động sản đang được xây dựng. Thế nhưng, theo phân tích của ông Alex Crane, nguyên nhân chính là các dự án này đang chậm tiến độ, thậm chí tạm dừng thi công do thiếu vốn. Vì thế, trong vòng 12 tháng tới, khu vực trung tâm và ngoài trung tâm mới có thể đón nhận thêm 17.500 m2 sàn vào thị trường, tương đương với 22% tổng nguồn cung hiện tại. Các cao ốc dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong 2015 bao gồm Viettel Tower và Vietcombank Tower, cung cấp thêm khoảng 110.000 m2 sàn.

Còn theo công ty Savills dự báo trong 3 năm tới, thị trường văn phòng Tp.HCM sẽ chào đón hơn 385.000 m2 từ 30 dự án. Riêng trong quý tới, 2 dự án hạng B tại quận 1 dự kiến tham gia vào thị trường. Các dự án này sẽ cung cấp cho thị trường hơn 40.000m2.

Ông Greg Ohan cho hay, dù thị trường có thể đón nhận hơn 150.000 m2 sàn từ các tòa nhà mới, song qua khảo sát các tòa tháp trên phần lớn phục vụ nhu cầu nội bộ ngành ngân hàng, truyền thông, viễn thông, nên nguồn cung mới sẽ không còn nhiều.

Trong khi nguồn cung văn phòng của hạng A và B đang có nguy cơ khan hiếm thì nguồn cung của văn phòng hạng C lại dồi dào. Theo khảo sát của Công ty Savills, có hai tòa nhà hạng C với khoảng 9.200 m2 đã gia nhập thị trường. Các tòa nhà này tọa lạc tại quận 2 và Bình Thạnh.

Như vậy, tính tới Q1/2014 Tp.HCM có 217 dự án với hơn 1,4 triệu m2. Theo đó, tổng cung tăng 1% so với quý trước và 5% so với cùng kỳ năm trước.

  • 0
  • By Admin
  • 11/06/2014
  • 17