• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Tp.HCM: Nhộn nhịp thị trường mua bán dự án

Khó nhưng vẫn mua vào

Trong tháng 5/2011, Capitaland loan báo: “CapitaValue Homes Limited - đơn vị kinh doanh chiến lược chuyên về xây dựng nhà ở giá trị tại Châu Á (thuộc Tập đoàn CapitaLand) thông qua Cty con sở hữu hoàn toàn là CVH Sparkle Pte. Ltd vừa mua vào 65% cổ phần của Cty TNHH Quốc Cường Sài Gòn (QCSG) với mức giá là 121,2 tỉ VND.

Trước đó, Capitaland cũng đã đầu tư một số tiền lớn để mua lại  một phần lớn  dự án BĐS của Cty  Khang An tọa lạc trên địa bàn phường Bình Trưng Đông, quận 2...

Nếu chỉ tính riêng năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, trên thị trường BĐS thành phố đã có hơn 20 vụ chuyển nhượng được ghi nhận. Đó là chưa kể số vụ chuyển nhượng diễn ra một cách âm thầm. Hoạt động chuyển nhượng các dự án kinh doanh BĐS không chỉ diễn ra giữa các DN Việt Nam với nước ngoài, một số DN nội 100%, có tiềm lực tài chính mạnh cũng bắt đầu tham gia thị trường mua bán sáp nhập.

Ở một thương vụ khác, Cty CP Đầu tư và Sản xuất Nam Long Bitexco cũng đã chi 8 triệu USD để có được cao ốc 10 tầng trên khu đất diện tích 4.350m2 trên đường Võ Văn Tần, Tp.HCM từ Cty CP Kỹ Thuật Việt. Hoặc Cty Đông Dương cũng đã mua lại quyền sử dụng lô đất 2.700m2 tại khu Nam Sài Gòn từ Cty CP Thương mại – Xây dựng BĐS Hoà Bình  với giá 11,9 triệu USD...

Xu hướng tất yếu

Ông Nguyển Vĩnh Minh Thành – TGĐ CTCP BĐS An Cư Lạc Nghiệp  - cho rằng: “Sở dĩ hoạt động chuyển nhượng dự án BĐS trong thời gian vừa qua diễn ra khá nhộn nhịp là do những khó khăn xuất phát từ thị trường tài chính. Trước đây, trong thời kỳ hoàng kim của thị trường BĐS, một loạt các dự án đã ra đời một cách khá dễ dàng. DN chỉ cần một số vốn khiêm tốn đã có thể lập dự án và triển khai dự án. Nhưng khi đi vào hoạt động thực sự, cần vốn để giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng... thì hầu hết sử dụng đến các giải pháp như vốn vay ngân hàng hoặc các đòn bẩy tài chính...

Một số DN đã vay tiền đồng như được quy đổi, đảm bảo bằng vàng hoặc ngoại tệ mạnh. Khi thị trường gặp khó khăn, đầu ra không đảm bảo, một điều tất yếu là các chủ đầu tư phải sang nhượng lại dự án để thanh toán vốn vay cho các NH. Chính vì vậy, khi chính sách thắt chặt tín dụng để chống lạm phát được ban hành thì mới làm nảy sinh câu chuyện hoàng loạt DN phải chuyển nhượng dự án”.

Cũng theo ông Nguyễn Vĩnh Minh Thành, hoạt động chuyển nhượng dự án BĐS trong thời gian qua còn diễn ra dưới hình thức “bình cũ rượu mới”. Một số DN đã phải bán đến 70-80% nhưng danh nghĩa và thương hiệu vẫn còn giữ nguyên như cũ.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM - khi bình luận về vấn đề này cho rằng: “Trong giai đoạn khó khăn của thị trường BĐS hiện nay, mặc dù chưa có DN BĐS nào trên địa bàn thành tuyên bố phá sản, nhưng thực sự DN đang gặp nhiều khó khăn. Mỗi DN phải tìm ra giải pháp để tồn tại qua giai đoạn khó khăn này. Một số DN chọn giải pháp bán nhà với giá thấp, thậm chí là hòa hoặc lỗ vốn. Một số DN khác lại chọn giải pháp chuyển nhượng dự án cho những DN có tiềm lực về tài chính mạnh hơn... Nhìn chung, đó là giải pháp để tồn tại trong hoàn cảnh hiện nay. Vì vậy tôi nghĩ phải xem hoạt động mua bán, sáp nhập DN BĐS, dự án BĐS là chuyện bình thường để tiến đến một thị trường BĐS có tính chuyên nghiệp cao".

(Theo LĐO)

  • 0
  • By Admin
  • 20/06/2011
  • 17