Tp.HCM: Mở tuyến đường xuyên rừng ngập mặn Cần Giờ
Hôm qua, 14/7, Phó Giám đốc Sở TN&MT Tp.HCM, ông Nguyễn Văn Phước cho hay, hiệu quả của dự án đường Lâm Viên - Đồng Đình cắt ngang rừng ngập mặn Cần Giờ và các tác động của nó đến môi trường hiện đang được Sở TN&MT đang nghiên cứu và xem xét.
Rừng ngập mặn Cần Giờ
Làm đường để phục vụ du lịch
Dự kiến đường Lâm Viên - Đồng Đình với tổng mức đầu tư lên đến gần 190 tỷ đồng sẽ rộng 17m, dài 3,5km và sẽ có 6m mặt đường dành cho 2 làn xe. Dự án này được UBND huyện Cần Giờ xác định là trọng điểm để phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ, phát triển mạng lưới giao thông và du lịch đường sông Tp.HCM. Được phê duyệt từ năm 2002 bởi UBND TP nhưng dự án này vẫn chưa được triển khai vì vướng mắc về thủ tục và vốn.
Cho đến cuối tháng 6 năm ngoái, Sở GTVT đã phê duyệt đầu tư dự án và UBND TP đã "đổ" 20 tỷ đồng cho việc khởi công dự án hồi tháng 1/2015. Nhưng Sở TN&MT vừa mới được UBND TP yêu cầu chủ trì đánh giá, nghiên cứu chính xác về hiệu quả cũng như tác động môi trường của dự án.
Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, ông Đoàn Văn Sơn đã khẳng định, khi hoàn thành, Dự án đường Lâm Viên - Đồng Đình sẽ là bước bản lề cho sự phát triển du lịch sinh thái của huyện cũng như đảm bảo phòng chống bão lụt, nâng cao thu nhập của cư dân. Ông Sơn cũng đề xuất về việc kiến nghị lên UBND TP để sớm khởi công công trình, đồng ý cho phía chủ đầu tư lập phương án trồng bù lại diện tích rừng sẽ đốn hạ để phục vụ cho việc lấy đất làm đường và nghiên cứu công tác thiết kế kỹ thuật khai thác rừng. Trong thời gian các thủ tục chuyển mục đích sử dụng rưng và thu hồi rừng được hoàn chỉnh, các công việc trên sẽ được thực hiện.
Khó có thể tránh khỏi tác động
Theo thông tin từ đại diện UBND huyện Cần Giờ, tuyến đường dự kiến sẽ chiếm 6,4ha đất rừng ngập mặn và có chiều dài khoảng 3,5km. Sẽ có gần 18.700 cây các loại sẽ bị chặt như cây đước, dà vôi, cóc trắng, bần trắng, dà quánh,...Mặc dù đã lựa chọn một cách cẩn thận và kỹ lưỡng nhưng việc tác động và ảnh hưởng đến môi trường của phương án này là rất khó tránh khỏi vì cây rừng phòng hộ là phần lớn diện tích bị ảnh hưởng.
Được biết, tuyến đường này xuất hiện sẽ dễ gây ra các tình trạng gia tăng xâm nhập mặn, xói lở đất trong khu vực, tác động không nhỏ đến sinh vật tài nguyên (do ảnh hưởng của tiếng ồn, ánh sáng, độ rung của phương tiện giao thông dễ khiến động vật sẽ rời bỏ nơi sinh sống của mình). Theo UBND huyện Cần Giờ, để dự án không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhiều biện pháp sẽ được thực thi. Trong đó, 6,4ha cây rừng sẽ được chủ đầu tư trồng trả lại tại khu rùng phòng hộ xã Tam Hiệp là một trong những biện pháp nổi bật và quan trọng.
Cũng theo ông Sơn, vì cây đước đôi hợp với thổ nhưỡng nên hơn 90% diện tích rừng Cần Giờ đều được che phủ bởi loài cây này và đây cũng là loài cây được chọn để trồng trả lại cho diện tích rừng bị khai thác để phục vụ cho dự án.
Từ năm 2002 đã lên kế hoạch thực hiệnRừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2000. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đây là khu vực được đưa vào danh mục thu hút khách du lịch quốc gia bởi Tổng cục du lịch. Chính vì lẽ đó, các dự án trong khu sinh thái ven biển Cần Giờ như bến tàu du lịch Đồng Đình, dự án xây đường Lâm Viên - Đồng Đình, Rừng Sác..đã nhận được sự chấp thuận của UBND TP về việc mở rộng, đầu tư nâng cấp. Mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng Cần Giờ cũng được Thủ tướng cũng chấp thuận chuyển đổi để xây đường Lâm Viên - Đồng Đình vào năm 2002. Điểm quan trọng75.740hađây chính là tổng diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ, vùng lõi chiếm 4.721 ha trong đó. *** Từ năm 2012, Bộ TN&MT đã phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Lâm Viên - Đồng Đình. Hiện giờ báo cáo này phải lập lại bởi theo quy định, giá trị của báo cáo chỉ tồn tại trong vòng 2 năm. Bộ TN&MT là đơn vị có thẩm quyền phê duyệt báo cáo này nhưng hiện các tác động của dự án đang được xem xét để có thể báo cáo lên UBND TP. Phó Giám đốc Sở TN&MT Tp.HCM, ông NGUYỄN VĂN PHƯỚC. |
- 299
- By Admin
- 15/07/2015
- 17