• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Tổng hợp tin quy hoạch bất động sản Hà Nội

1. Sẽ có quy định mới về hạ tầng các khu đô thị

Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ ban hành quy định mới để quản lý, đầu tư xây dựng các dự án cho đồng bộ. Đồng thời, đẩy mạnh việc quy hoạch và duyệt quy hoạch thống nhất, đặc biệt là với 92 dự án chưa triển khai, có hậu kiểm sau cấp phép để sớm xử lý, đảm bảo chất lượng các khu đô thị.

Đối với các công trình hầm đường bộ, cầu vượt cho người đi bộ, trong tháng 8, thành phố sẽ chủ trì rà soát 12 dự án đã và đang xây dựng và 10 dự án đang triển khai. Các dự án chưa triển khai cũng sẽ được kiểm tra để bảo đảm đồng bộ.

2. Hà Nội thu hồi 20 dự án vi phạm luật đất đai. Tổng diện tích thu hồi là 36,4 ha.

Hà Nội có 239 dự án đầu tư sử dụng đất chậm triển khai trong 12 tháng, trong đó đã gia hạn thời gian thực hiện là 1 năm đối với 30 dự án chậm triển khai 24 tháng, gia hạn 6 tháng đối với 32 dự án.

Thành phố giao Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng thông báo đến 177 dự án đã có quyết định thu hồi đất nhưng chậm triển khai trong công tác giải phóng mặt bằng và chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện giải phóng mặt bằng trong thời hạn 1 năm kể từ ngày 1/2/2010.

3. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, thành phố dự kiến xây dựng mới và mở rộng 15 KCN, phát triển các cụm công nghiệp ở ngoại thành, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường.

Đến năm 2015, dịch vụ chiếm tỷ trọng 54-55% trong cơ cấu nền kinh tế và tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Đến năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 55,5-56,5%, công nghiệp- xây dựng chiếm 41 - 42% và nông nghiệp chỉ còn 2- 2,5%.

Tỷ lệ đô thị hóa Hà Nội năm 2015 sẽ đạt khoảng 46 -47%, năm 2020 đạt 58 - 60% và đạt khoảng 65 - 68% vào năm 2030.

4. Giãn 1.800 hộ dân phố cổ sang khu đô thị Việt Hưng

Đây là một phần trong tổng số trên 6.500 hộ cần giãn dân ở phố cổ với tổng kinh phí giải phóng mặt bằng, xây nhà tái định cư lên tới gần 4.300 tỉ đồng.

Hiện Hà Nội đã lập tổ nghiên cứu giãn dân phố cổ, gồm 12 thành viên do ông Lâm Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, làm Tổ trưởng.

5. Công bố phương án xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo

Thành phố đã thống kê, phân loại xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện xây dựng và ra quyết định cụ thể.

Quận Thanh Xuân được Thành phố chỉ đạo giải quyết để làm điểm cho các quận, huyện khác.

Riêng 4 quận, huyện: Gia Lâm, Long Biên, Thanh Trì, Hà Đông vẫn chưa có báo cáo phương án cụ thể và được gia hạn hoàn thành công tác xử lý trong tháng 10/2011.

(Theo DVT)

  • 137
  • By Admin
  • 15/07/2011
  • 17