Tốc độ tăng trưởng giá nhà thế giới đang giảm dần
Trong quý I-2014, tốc độ tăng trưởng giá nhà toàn cầu chỉ tăng 0.6% so với mức 1.2% trong quý cuối năm 2013. Knight Frank cho biết quý cuối năm thường là thời điểm giao dịch mạnh nhất bởi người mua đều muốn tiến hành nhanh chóng việc chốt sản phẩm trước thời điểm năm mới khi mà một loạt thuế BĐS mới sẽ đi vào hiệu lực. Đây cũng chính là lí do khiến cho giao dịch trong quý I-2014 trở nên ảm đạm.
Tỉ lệ thay đổi giá nhà (Nguồn: Knight Frank) |
Dubai hiện trở thành quốc gia đứng đầu về tốc độ tăng trưởng giá nhà trong 4 quý liên tiếp. Tính đến cuối tháng 3-2014, tốc độ tăng trưởng giá nhà chạm mức 27.7%/năm nhưng trong quý I vừa qua, giá nhà chỉ tăng có 3.4%. Điều này chính là minh chứng rõ ràng cho thấy hoạt động thế chấp mua nhà có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường BĐS của tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất này.
Mỹ, Australia và Ai len đang trở thành 3 quốc gia mới nổi lọt vào top 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng giá hàng năm ở mức cao, ngoài ra còn có Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil. Tốc độ tăng giá nhà tại Mỹ bị chậm lại trong quý I qua, giá nhà tăng trung bình 10.3%/năm, giảm 11.3% so với quý IV-2013.
Tỉ lệ tăng giảm giá nhà giữa các quốc gia (Nguồn: Knight Frank) |
Kate Everett-Allen – trưởng ban nghiên cứu thị trường nhà ở quốc tế tại Knight Frank cho biết đây là lần đầu tiên kể từ năm 2008 không có bất cứ quốc gia nào có chỉ số giá nhà vượt quá 10%.
Top 10 thị trường có chỉ số giá nhà thấp nhất thuộc vào khu vực Tây và Nam Âu. Giá nhà tại các quốc gia thuộc khu vực này vẫn tiếp tục giảm và còn giảm nhiều hơn cả các thị trường BĐS yếu nhất như Croatia, Cyprus và Hi Lạp.
Singapore và Nhật Bản là hai quốc gia duy nhất tại khu vực châu Á nằm trong top 14. Các biện pháp hạ nhiệt thị trường cùng chính sách vay thế chấp bị siết chặt đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng giá tại Singapore, trong khi Nhật Bản với chính sách kinh tế “Abenomics” lại tiếp tục đẩy giá nhà tăng cao.
Chúng tôi hi vọng rằng chỉ số giá nhà sẽ tốt hơn trong quý II này. Tất cả mọi con mắt vẫn đang tập trung vào ngân hàng trung ương, đặc biệt là Cục dự trữ liên bang, ngân hàng England và ngân hàng trung ương châu Âu. Vấn đề không phải là khi nào tỉ lệ lãi suất tăng mà là tốc độ tăng lãi suất nhanh hay chậm.
Bảo Bình (Lược dịch)
- 142
- By Admin
- 05/06/2014
- 17