• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Toàn cảnh Trung tâm thương mại thế giới mới tại Mỹ

Khu hỗn hợp nhiều tầng lớp được xây dựng: bốn tòa nhà chọc trời, một quảng trường tưởng niệm trên đỉnh một viện bảo tàng, một trung tâm biểu diễn, một nhà ga tàu điện ngầm, mỗi lúc một giai đoạn khác nhau, tất cả riêng biệt nhưng vẫn không thể tách rời.

Toà tháp 1: Là phần trung tâm nhất, trước đây là Tháp Tự do và khi hoàn thành nó sẽ mang tên Trung tâm Thương mại thế giới số 1. Dự kiến chiều cao của Toà tháp 1 là 540m, đây sẽ là toà nhà cao nhất nước Mỹ, bao gồm văn phòng, đài quan sát, nhà hàng với đầy đủ thiết bị nghe nhìn. Kiến trúc sư trưởng của Toà tháp 1 là ông David Childs thuộc tập đoàn kiến trúc và xây dựng lớn của Mỹ Skidmore, Owings & Merrill. Dự kiến tháp sẽ hoàn thành năm 2013, tại Lower Manhattan ở thành phố New York.

Toà tháp 2: Còn được gọi theo địa chỉ đường phố của nó, 200 đường Greenwich, là một tòa nhà văn phòng mới được chấp thuận cho xây dựng như một phần của việc tái thiết Trung tâm Thương mại Thế giới. Đây sẽ là toà tháp 79 tầng với độ cao 381m, được thiết kế hình kim cương trên nóc, là toà nhà cao thứ hai ở New York.

Toà tháp 3: Là toà nhà cao thứ 3 trong quần thể này, tọa lạc tại vị trí 175 đường Greenwich. cao 342m, bao gồm cửa hàng, văn phòng, sàn giao dịch thương mại. Dự kiến được hoàn thành năm 2014.

Toà tháp 4: Cảng vụ thành phố New York và New Jersey sẽ chiếm 2/3 diện tích văn phòng tại toà tháp này. Dự kiến tháp 4 sẽ được hoàn thành năm 2013. Toà tháp 3 và 4 do các kiến trúc sư Richard Rogers và Fumihiko Maki thiết kế. Nằm ở phía đông của phố Greenwich, đây chính là vị trí ban đầu của tòa tháp đôi đã bị phá hủy trong 11 Tháng Chín, 2001 các cuộc tấn công.

Toà tháp 5: Sẽ được xây trên nền của toà nhà trước đây thuộc ngân hàng Đức Deutsche Bank. Trường Đại học New York ngỏ ý muốn thuê lại toàn bộ toà tháp này.

Toà tháp 6: Kế hoạch xây dựng vừa bị huỷ bỏ.

Toà tháp 7: Hay còn gọi là Trung tâm thương mại thế giới, vươn lên từ chính đống tro tàn của Trung tâm Thương mại Thế giới ở Lower Manhattan. Mở cửa từ tháng 5.2006, 2/3 diện tích đã được cho thuê. Toà tháp này bao gồm 1 công viên, một trung tâm mua sắm chính với đài phun nước rộng 9m. Các tập đoàn lớn đều có mặt tại đây như Silverstein Properties & Moody's Corporation, WestLB, Ameriprise Financial, Dutch bank ABN AMRO...

Bảo tàng và Khu tưởng niệm 11.9 bao gồm 1 bảo tàng, đài phun nước và công viên. Bảo tàng đang được tiếp tục xây dựng, tại đây sẽ trưng bày các hiện vật của vụ khủng bố 11.9.2001 và vụ khủng bố năm 1993. Đúng vị trí cũ của hai tòa tháp bị phá hủy trong cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Giữa các toà tháp sẽ bố trí 2 đài phun nước khổng lồ được chiếu sáng liên tục. Tên của các nạn nhân vụ khủng bố 11.9 và tháng 2.1993 sẽ được khắc xung quanh lan can đài tưởng niệm. Công trình này do các kiến trúc sư Michael Arad và Peter Walker đảm trách.

Trung tâm biểu diễn nghệ thuật với sức chứa 1.000 người do Frank Gehry thiết kế sẽ là nơi Nhà hát Joyce chuyên biểu diễn các vũ điệu hiện đại. Liên hoan phim cũng được tổ chức tại đây.

Trung tâm giao thông mang tên Calatrava nằm ở phía Tây của các tòa tháp, sẽ toạ lạc tại nhà ga xe lửa hiện đại nhất ở độ cao 46 m với thiết kế bằng kính và thép để từ ánh sáng tự nhiên có thể chiếu qua.

Với sự lớn lên từng ngày của tòa tháp số 1 và số 4, cùng với 2 tòa tháp nữa, ngay cả những xoay tròn trên một chân của xe chở bê tông tại Ground Zero cũng yêu cầu sự chính xác cao độ và bê tông đổ tại Trung tâm Thương mại Thế giới sẽ là loại bê tông chắc chắn nhất.

Đảm nhận quá trình xây dựng khu vực này chính là cơ quan cảng New York và New Jersey. Những gì bạn sẽ không bao giờ thấy tại nơi khác vẫn đang diễn ra tại Khu vực Số Không huyền thoại, bởi sự hồi phục nhanh chóng của những tòa tháp chính là minh chứng cho hiệu quả lãnh đạo của. một sự án xây dựng thực tế.

(Theo Đô thị)

  • 226
  • By Admin
  • 20/09/2010
  • 17