• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Tổ ấm đầy kịch tính của nữ nghệ sĩ

 

Marina – người có show triển lãm tổng hợp Marina Abramovic: nghệ sĩ giá lâm hồi 2009 tại Bảo Tàng Nghệ thuật Hiện đại (Museum of Modern Art) – từng dựng và đốt cháy một ngôi sao trong một tác phẩm hồi mới khởi nghiệp, rồi nằm vào bên trong ngôi sao ấy. Tại một buổi diễn đình đám khác, bà khắc một ngôi sao xung quanh rốn, và gọi đó là một hành động phản kháng.

“Tôi sinh ra ở một nước mà ngôi sao được in trên giấy khai sinh của tôi, và trên tất cả các sách vở ở trường,” Abramovic nhớ lại.

Bởi vậy nên không lạ gì khi ngôi nhà của bà ở Malden Bridge, N.Y, thuộc hạt Columbia, cũng có hình ngôi sao.

Bà nói rằng mình tốn tổng cộng “30 giây” để quyết định mua căn nhà này. Hình thù của ngôi nhà không chỉ mang ý nghĩa riêng tư, bà giải thích “Nó còn thể hiện một sự hài hoà tuyệt đẹp giữa không gian cũng như ánh sáng, và có tầm nhìn đủ 360 độ.”
 

Còn căn nhà rộng 1.100 mét vuông này được xây hồi đầu 1990 cho một vị bác sĩ đã có ba con đã lớn, nên mỗi thành viên trong gia đình đều có một cánh sao riêng biệt để sống. Có 4 phòng ngủ ở tầng ba. Mỗi phòng đều là một mũi sao trong số 6 cánh sao. Hai nhà tắm chiếm nốt hai mũi sao còn lại.



Giống căn hộ của Abramovic ở SoHo – nơi bà dành hầu hết thời gian của mình mỗi khi có triển lãm ở MoMA – căn nhà vùng quê rộng 1.1000 mét vuông này được một kiến trúc sư sống tại Manhattan tên Dennis Wedlick thiết kế. Ngôi nhà sao sáu cánh này được xây vào đầu những năm 90s cho một bác sĩ và ba đứa con lớn, mục đích là để mỗi thành viên trong gia đình có một chái nhà riêng. Bốn phòng ngủ trên tầng ba nằm ở bốn cánh khác nhau. Hai cánh còn lại là chỗ của hai phòng tắm.

Nhưng khi Abramovic – một người tự tả rằng mình theo trường phái tối giản – mua căn nhà vào năm 2007 với giá 1.25 triệu đô, bà kể, lúc đó tranh tường được vẽ khắp nhà, còn sàn thì làm bằng thứ gỗ thông sần sùi cò màu vàng vàng mà bà rất ghét.

“Ngôi nhà khi ấy trông nặng nề,” bà tả.

Bà đã gặp kiến trúc sư Wedlick như thế.

Abramovic, một người vốn nổi tiếng vì không có thói dè dặt, cứ thế gọi điện thoại đến và để lại lời nhắn cho Wedlick, “Đây là Marina. Tôi vừa mua căn nhà ngôi sao, ngày mai tôi chuyển bộ sofa tới, tôi cần anh có mặt ở đây.”

“Tôi bất ngờ quá,” Wedlick kể, lúc ấy anh chẳng biết Marina là ai. Anh mất gần hai tuần mới gọi lại, nhưng anh nói, ngay khi gặp nhau, “Tôi yêu bà ngay tắp lự. Là người tạo ra những tác phẩm phi thường, gây lắm tranh cãi, vậy mà bà lại rất bình thường.”

“Marina không vạch ra chi tiết này nọ,” anh tiếp tục. “Bà chỉ nói một hoặc hai ý tưởng chính. Marina không bao giờ đổi ý, bà quyết định rồi là cứ thế mà tiến hành.”

Có lẽ vì vậy mà Wedlick cảm thấy rằng làm việc với Marina rất dễ dàng. “Bà bảo ‘Dennis, biến nhà thành màu trắng đi,’ xong đưa chúng tôi 250 ngàn đô và cho hạn 8 tuần,” Wedlick nhớ lại.
 

Bốn phòng ngủ ở tầng ba, tất cả đều mang vẻ khắc khổ của tu viện. Giường nào cũng phủ khăn trải giường trắng muốt.



Theo chỉ dẫn của Abramovic, Wedlick dỡ trụi ngôi nhà, sơn trắng tường cũng như trần. Sàn thì được làm lại bằng cách sơn thêm một lớp lót (gọi là sơn sealer) có tên Bona Naturale – giúp làm mềm bề mặt sần sùi mà không cần phải thêm thắt cầu kỳ – như vậy sàn cũng sẽ nhẵn hơn và có màu nhạt hơn. Các cột chống tại một số lối ra vào thì được tháo bỏ, cũng như đường lái xe vòng vèo cũng cho bỏ luôn.

“Người Mỹ khoái đỗ xe ngay trước cửa nhà,” Abramovic nói. “Thật không chấp nhận được. Xe hơi phải nằm sau nhà phụ.”

Ngôi nhà cũng có màu sắc, nhưng chúng chỉ “bùng lên” ở những điểm kín đáo: chiếc ghế nằm Djinn màu cam do Olivier Mourgue thiết kế năm 1965, chiếc ghế dựa Bouloum màu xanh thẫm (cũng do Oliver Mourge thiết kế, năm 1968), và ghế sa-lông Suzanne màu đỏ của nhà thiết kế Kazuhide Takahama.

“Marina thích màu sáng, (đồ đạc) như một món điêu khắc, một khoảnh khắc (lóe lên),” Wedlick nhận xét.

Việc sửa chữa diễn ra rất tốt đẹp, đến nỗi sau khi Wedlick hoàn tất ngôi nhà, Abramovic đưa anh thêm 750 ngàn đô, đồng thời gia hạn thêm 4 tháng để anh làm lại căn hộ (nằm ở SoHo) của bà – đó là một tầng lầu 800 mét vuông mà Marina mua với giá 1.5 triệu đô hồi năm 2001. (Sean Kelly – người điều hành gallery của Marina ở Manhattan, bán những bức ảnh chụp các buổi diễn của Marina có giá từ 40 ngàn đến 350 ngàn đô. Số tiền này đã giúp Marina chi trả cho công việc sửa chữa nhà).

Mặt bằng căn hộ ở SoHo của Abramovic.



Tại căn hộ đó, để loại bỏ bất kỳ sự bừa bộn nào, dù là nhỏ nhất, kiến trúc sư dựng một “cái hộp”, rộng khoảng 110 mét vuông, trong có nhà bếp, phòng để quần áo, phòng giặt, nhà tắm dành cho khách –có thể đóng (hoặc mở) từng ngăn bằng cách kéo các cửa kiếng mờ, khung bằng aluminum. Một số ngăn tủ nhà bếp được gắn gỗ sơn mài màu xanh lam, số còn lại gắn kiếng màu xanh táo Granny Smith (một loại táo có màu xanh đặc trưng, rất giòn, ăn cực dở, nhưng lấy làm bánh táo hoặc nấu táo caramel thì rất ngon).
 

 
"Cái hộp" xanh ở góc căn hộ.



“Thành phố trông thường xám xịt” Abramovic nói. “Màu xanh lá trông lành mắt hơn.” Khi cái “hộp” được đóng lại, nó phát ra một màu xanh lá-xanh dương nhẹ, giống như một “hộp sáng” vậy.

Giống như căn nhà ở vùng quê, Abramovic dùng nội thất sáng màu để trang trí cho căn hộ ở thành phố; đó là bộ sofa màu cam và màu tím oải hương của Patricia Urquiola – nhà thiết kế Marina Abramovic thích nhất. “Cam là màu của mặt trời” Marina nói, “còn oải hương là màu tâm linh nhất – tím đem lại cho người ta một cảm giác yên tịnh.”

 


Bà còn có một chiếc ghế dựa Antibodi được bọc hoa giả làm từ nỉ, một cách để thay thế hoa thật: “Tôi không có thì giờ cho hoa hòe“, Marina nói.

 

 

Thật là xa một trời một vực so với “dự án” trang trí đầu tay của Marina, khi bà 14 tuổi, và sống cùng gia đình trong một căn hộ ở thành phố Belgrade. Bà ném hết mọi thứ trong phòng ra, chỉ chừa lại chiếc giường, một cái bàn, và một cái ghế. “Tôi thích công năng,” Marina nói, và bà dùng 350 hũ đánh giày mình tịch thu được (tịch thu từ ai vậy nhỉ?) để sơn tường phòng thành màu đen thui. Kết quả: mẹ bà mở cửa phòng ra và hét ầm ĩ.

“Tôi không phải là một đứa con dễ dạy,” Marina nói. “Nhưng mẹ tôi cũng chẳng phải là một người mẹ dễ chịu gì.”

Marina nói thêm, đó là ngày bà trở thành người theo chủ nghĩa tối giản.

Một số nội thất trong các căn nhà của bà – nơi bà sống một mình – là do nghệ sĩ người Ý Paolo Canevari chọn. Bà vừa mới ly dị ông sau 12 năm chung sống. “Ông ấy yêu đồ đạc, còn tôi thì luôn phải tranh đấu để có ít đồ hơn,” bà nói.
 

Từ bếp nhìn ra phòng khách.



Khi được hỏi liệu bà có ý định kết hôn lần nữa, Marina trả lời dứt khoát: “Không bao giờ, không đời nào.”

“Tôi không phải là một người nội trợ theo đúng nghĩa,” bà nói. “Công việc là cuộc sống của tôi.”

Mối quan hệ trước đó với nghệ sĩ người Đức Ulay – ông từng là cộng sự của Marina – cũng kéo dài 12 năm; khi chia tay, họ không chia tay theo kiểu thông thường – họ sáng tác một màn trình diễn. Mỗi người đứng ở một đầu của Vạn Lý Trường Thành, và đi bộ ròng rã về phía người kia cho đến khi cả hai gặp nhau ở khúc giữa; ba tháng sau đó, họ chạm mặt, và cùng bắt tay để công khai bỏ nhau.

“Tôi quá đàn bà đối với sức chịu đựng của một người đàn ông,” Marina kết luận.
 

Nhà tắm khắc khổ ở khu SoHo của Abramovic.



Đối với Marina, nhà là nơi để suy nghĩ, để đọc sách, và – ít nhất thì tại căn nhà hình ngôi sao ở vùng quê – để giải trí. Tại thành phố, khách khứa chỉ được ở lại tối đa ba ngày trong nhà bà, và ngủ trên một cái giường nghỉ trưa cứng, mỏng.

  • 179
  • By Admin
  • 22/06/2013
  • 17