Tiếp tục cho vay bất động sản
Ảnh: VTC News.
Ông Giàu cho rằng, thị trường bất động sản trầm lắng phải được nhìn nhận từ nhiều phía, nhiều nguyên nhân, chứ không hoàn toàn do hạn chế tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước ngày 1/11 cho biết, theo cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa được tổ chức cuối tuần qua giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy việc cung ứng vốn hiện nay cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản về cơ bản là không vướng mắc.
Số liệu báo cáo cụ thể và phân tích của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố cho thấy số lượng và chất lượng tín dụng trong lĩnh vực bất động sản nhìn chung bình thường.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh cho hay dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản khoảng 61.000 tỷ đồng, chiếm 15% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn. Đến cuối tháng 10/2008, thành phố còn 151 dự án bất động sản dở dang, ngân hàng cam kết cho vay là 14.388 tỷ đồng, đã giải ngân 9.320 tỷ đồng, hiện còn 5.068 tỷ đồng chưa được giải ngân. Các ngân hàng vẫn tiếp tục giải ngân theo tiến độ ngoại trừ các dự án chưa giải tỏa đền bù, dự án không khả thi.
Liên quan tới vấn đề khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết vấn đề này phải được nhìn nhận từ hai phía. Qua báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 9/2008 đến nay, tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng trên địa bàn là khá tốt; nhiều ngân hàng thừa vốn đã công khai công bố dành một số vốn nhất định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tỷ lệ hồ sơ xin vay vốn đã được giải quyết là 85,6%.
Như vậy, chỉ còn 14,4% hồ sơ chưa được giải quyết, trong đó chủ yếu mua sắm ôtô hoặc nhu cầu tiêu dùng xa xỉ, các khách hàng kinh doanh thép, hạt nhựa do giá trên thị trường thế giới giảm thấp so với lúc nhập khẩu, không tái xuất được để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng nên không được cho vay tiếp, các dự án đầu tư kém hiệu quả, nhiều rủi ro, khả năng thu hồi nợ thấp.
Cũng theo Thống đốc, việc không tiếp cận được vốn có thể do một số nguyên nhân về phía khách hàng vay vốn như vi phạm nguyên tắc cho vay (chiếm khoảng 6,9%); doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện cho vay (chiếm khoảng 80,8%) như phương án kinh doanh không khả thi, không hiệu quả; khả năng tài chính thấp.
Thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước ngày 1/11 cho biết, theo cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa được tổ chức cuối tuần qua giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy việc cung ứng vốn hiện nay cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản về cơ bản là không vướng mắc.
Số liệu báo cáo cụ thể và phân tích của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố cho thấy số lượng và chất lượng tín dụng trong lĩnh vực bất động sản nhìn chung bình thường.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh cho hay dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản khoảng 61.000 tỷ đồng, chiếm 15% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn. Đến cuối tháng 10/2008, thành phố còn 151 dự án bất động sản dở dang, ngân hàng cam kết cho vay là 14.388 tỷ đồng, đã giải ngân 9.320 tỷ đồng, hiện còn 5.068 tỷ đồng chưa được giải ngân. Các ngân hàng vẫn tiếp tục giải ngân theo tiến độ ngoại trừ các dự án chưa giải tỏa đền bù, dự án không khả thi.
Liên quan tới vấn đề khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết vấn đề này phải được nhìn nhận từ hai phía. Qua báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 9/2008 đến nay, tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng trên địa bàn là khá tốt; nhiều ngân hàng thừa vốn đã công khai công bố dành một số vốn nhất định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tỷ lệ hồ sơ xin vay vốn đã được giải quyết là 85,6%.
Như vậy, chỉ còn 14,4% hồ sơ chưa được giải quyết, trong đó chủ yếu mua sắm ôtô hoặc nhu cầu tiêu dùng xa xỉ, các khách hàng kinh doanh thép, hạt nhựa do giá trên thị trường thế giới giảm thấp so với lúc nhập khẩu, không tái xuất được để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng nên không được cho vay tiếp, các dự án đầu tư kém hiệu quả, nhiều rủi ro, khả năng thu hồi nợ thấp.
Cũng theo Thống đốc, việc không tiếp cận được vốn có thể do một số nguyên nhân về phía khách hàng vay vốn như vi phạm nguyên tắc cho vay (chiếm khoảng 6,9%); doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện cho vay (chiếm khoảng 80,8%) như phương án kinh doanh không khả thi, không hiệu quả; khả năng tài chính thấp.
Theo TTXVN
- 410
- By Admin
- 12/11/2008
- 17