• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Thủ tục sang tên sổ đổ khi chủ cũ đã chết

Nhưng khi đó anh em chúng tôi còn nhỏ nên chúng tôi nhờ bà nội tôi là đại diện chủ hộ trên hộ khẩu gia đình đứng tên. Năm 2009, bà nội tôi mất, tôi có làm lại sổ hộ khẩu gia đình, tôi đại diện gia đình đứng tên là chủ hộ trên hộ khẩu mới.

Nay tôi muốn chuyển tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà tôi từ tên bà nội đổi sang tên tôi là đại diện hộ thì tôi phải làm thủ tục như thế nào ? Tôi có phải đóng phí sang tên chủ hộ không? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Phạm Tiến Sỹ,  phamtiensyvietnam@gmail.com)

Trả lời

Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú năm 2006 quy định về sổ hộ khẩu như sau:“Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân”.

Đồng thời khoản20 điều 4 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtlà giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.

Như vậy theo các quy định trên sổ hộ khẩu chỉ xác định nơi thường trú của công dân chứ không thể hiện quyền sở hữu về tài sản. Hiện nay bà nội của ông đang đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng dất nên bà nội của ông được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với điện tích đất đã được cấp.

Trong trường hợp năm 2003, Ủy ban Nhân dân huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hộ gia đình bà ông thì bà ông và những thành viên khác có tên trong sổ hộ khẩu sẽ có quyền như nhau đối với diện tích đất này. Nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Ủy ban Nhân dân huyện cấp chỉ đứng riêng tên bà ông thì chỉ bà ông mới có quyền chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản này.

Ông không thể lấy lý do vì thay đổi người đại diện chủ hộ để xin thay đổi người đúng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bà nội ông chết đi, nếu có di chúc tài sản trên sẽ được chia theo di chúc. Nếu bà không có di chúc thì tài sản của bà sẽ dược chia theo quy định của pháp luật. Theo điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.

Như vậy những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà anh gồm: các con, chồng, con riêng, con nuôi, cha mẹ của bà (nếu còn sống sau khi bà mất) sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau từ khối thừa kế của bà.

Trong trường hợp các đồng thừa kế này không có tranh chấp với gia đình ông thì họ có thể làm văn bản khai nhận và phân chia di sản đồng thời tặng cho toàn bộ khối di sản này cho gia đình ông. Lúc đó ông mới có thể đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong trường hợp có tranh chấp, ông phải khởi kiện ra tòa án Nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết. Ông phải có căn cứ chứng minh việc gia đình ông nhờ bà nội đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: Biên bản thỏa thuận, xác nhận của chính quyền địa phương, cán bộ địa chính…                                                                              

Luật sư Vũ Hải Lý
(Theo Dân trí)

  • 158
  • By Admin
  • 23/11/2011
  • 17