Thông tin mới nhất về GPMB nút giao thông Thanh Xuân
Ông Hoàng Nam Sơn, phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết: Số lượng các chủ sử dụng đất phải GPMB thuộc phạm vi nút giao Thanh Xuân ở các phường theo thiết kế đã được điều chỉnhkhoảng trên 400 hộ, trong đó phường Thanh Xuân Trung có hơn 260 hộ, phường Thanh Xuân Nam có hơn 110 hộ chưa khảo sát điều tra kê khai; phường Thanh Xuân Bắc có 28 hộ và 3 cơ quan.
Về thiết kế nút giao, đầu tháng 6/2008, Bộ GTVT đã gửi văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vướng mắc xung quanh việc triển khai và xin ý kiến điều chỉnh phương án thiết kế của nút giao Thanh Xuân. Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 3781/VPCP-KTN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về phương án thiết kế nút giao Thanh Xuân. Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc với phương án điều chỉnh thiết kế nói trên của Bộ GTVT và giao Bộ trưởng Bộ GTVT thẩm định các vấn đề liên quan, đồng thời tăng cường chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành dự án phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Ngày 23/7/2008, Bộ GTVT đã có Quyết định số 2167 do Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường ký duyệt thiết kế kỹ thuật điều chỉnh nút giao Thanh Xuân, Dự án xây dựng giai đoạn 1, đoạn Mai Dịch – Pháp Vân thuộc vành đai 3 thành phố Hà Nội. Theo đó, quy mô nút giao điều chỉnh thực hiện theo phương án đã được Bộ GTVT chấp thuận tại văn bản 1418/BGTVT – KHĐT về việc chấp thuận phương án nút giao Thanh Xuân hoàn chỉnh… Giải pháp thiết kế kỹ thuật nút giao Thanh Xuân điều chỉnh (không bao gồm các hạng mục: Cầu cạn của đường vành đai III giai đoạn 2; Nhà ga vàtuyến đường sắt đô thị trên cao Hà Nội – Hà Đông; Hầm chui chính tuyến theo hướng quốc lộ 6) Phạm vi nút giao theo quốc lộ 6 từ km 5+477,01 – Km 25+400; theo đường vành đai III từ km 24+940 – km 25+400.
Kết cấu nút giao điều chỉnh hoàn toàn phù hợp với phương án nút hoàn chỉnh đã được Bộ GTVT chấp thuận, UBND thành phố Hà Nội thống nhất. Cụ thể: Đảo xuyến trung tâm R=35m và các đảo phân làn. Phần đường vòng xoay quanh đảo trung tâm có bề rộng cho 4 làn xe; 4 nhánh rẽ phải trực tiếp trên bán kính rẽ R=100. Hướng đi thẳng theo vành đai III bố trí mỗi chiều 3 làn xe cơ giới và một làn thô sơ… Về mặt bằng nút, với thiết kế hoàn chỉnh như trên, mặt bằng nút giao Thanh Xuân được điều chỉnh nhỏ hơn trước đây, phần diện tích phía Hà Nội tương đối cân đối với phần phía Hà Đông.
Tại buổi họp báo, UBND quận Thanh Xuân đã công bố nội dung, tiến độ triển khai GPMB nút Thanh Xuân. Trong đó đặt ra kế hoạch, từ ngày 3/9 đến 11/9/2008, họp với người bị thu hồi đất, phát văn bản pháp lý, hướng dẫn kê khai. Từ ngày 19/9 đến 3/12/2008, điều tra, xác minh hiện trạng tại hiện trườngmỗi ngày bình quân hoàn thành 6 hộ. Chia làm 8 đợt để điều tra, sau mỗi đợt tạm dừng để tổng hợp kết quả điều tra xác minh gửi các cơ quan xác nhận. Từ ngày 2/1 đến 7/1/2009, UBND quận ra phê duyệt phương án bồi thường chi tiết cho từng chủ sử dụng đất. Từ ngày 12/1 đến 7/4/2009, niêm yết công khai phương án và quyết định phê duyệt phương án và quyết định thu hồi đất của từng chủ sử dụng đất; gửi quyết định kèm theo phương án, thông báo nhận tiền, thăm nhà, bốc thăm nhà TĐC cho các hộ dân bị thu hồi đất; UBND quận Thanh Xuân phấn đấu bàn giao mặt bằng từ ngày 10/3 đến 26/6/2009. |
Trả lời câu hỏi của phóng viên về vốn đầu tư cho dự án đoạn Mai Dịch – Pháp Vân, qua 7 năm triển khai thay đổi thế nào? Đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án Thăng Long cho biết: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án năm 2001 với tổng mức đầu tư là hơn 820 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, tổng mức đầu tư của dự án đã được điều chỉnh lên 2.500 tỷ đồng. Với con số trên cho thấy, việc chậm tiến độ của dự án giao thông đã gây thất thoát một lượng tiền không nhỏ của Nhà nước. |
UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 2425, giao chính thức 843.852 m2 đất tại các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai và tại các huyện Từ Liêm, Thanh Trì cho Ban quản lý dự án Thăng Long để thực hiện dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 1, đoạn Mai Dịch – Pháp Vân thuộc đường vành đai 3 Hà Nội |
Theo KTDT
- 204
- By Admin
- 08/08/2008
- 17