Thời hạn đưa vụ án ra xét xử
Thanh Hà (Hải Phòng)
- Trả lời:
Điều 179 - Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định thời hạn chuẩn bị xét xử:
Đối với các vụ án tranh chấp về:
- Dân sự: Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam; Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; Tranh chấp về hợp đồng dân sự…
- Hôn nhân và gia đình: Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn… Thì thời hạn là 4 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
- Kinh doanh, thương mại: Mua bán hàng hóa; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; ký gửi…
- Lao động: Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở; Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động; Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động… Thì thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 điều này.
Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
LS Hoàng Thị Nhàn
(Theo ANTĐ)
- 286
- By Admin
- 27/08/2010
- 17