Thiếu vốn, thị trường địa ốc sẽ thiếu hàng
Cuối tuần qua, Đại hội lần thứ 2 Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam đã kết thúc với việc bầu ra Ban chấp hành mới do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam làm Chủ tịch.
Tại Đại hội, các đại biểu đã phản ánh nhiều khó khăn, vướng mắc của thị trường BĐS hiện nay, nhất là thiếu vốn. Tình hình này không cải thiện sẽ dẫn tới thiếu các sản phẩm địa ốc trong tương lai.
Ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Vinaland nhận xét, thị trường BĐS Việt Nam hiện phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay ngân hàng, hoàn toàn không giống với tình hình chung trên thế giới. Trên thế giới, nguồn vốn để phát triển BĐS được huy động từ các quỹ như quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí, các quỹ của Nhà nước và của các công ty tài chính nói chung chứ không phải của ngân hàng.
Ông Hoàng cho rằng, để tháo gỡ được những vướng mắc về tài chính của thị trường BĐS hiện nay, Nhà nước cần có sự điều chỉnh về hành lang pháp lý liên quan tới nhiều luật như Luật Kinh doanh BĐS, Luật Tài chính, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai... để có thể áp dụng dễ dàng, thuận lợi trong lĩnh vực BĐS.
"Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp (DN) phải tự cố gắng thắt lưng buộc bụng, tự xoay sở và chờ đợi. Với lãi suất như hiện nay, thị trường BĐS chắc chắn phải chững lại và hệ quả là trong tương lai sẽ thiếu hàng hóa. Đây là vấn đề cố hữu của thị trường BĐS Việt Nam Bởi vậy, trong dài hạn, Nhà nước phải tạo ra được nhiều sản phẩm bằng cách huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư vào thị trường BĐS, đặc biệt là huy động được vốn của toàn xã hội, chứ không chỉ của riêng ngân hàng, lúc đó nguồn cung sẽ nhiều. Còn thực tế hiện nay, nguồn cung của thị trường nhiều chủ yếu là nhiều trên giấy thôi", ông Hoàng nói.
Ở một góc nhìn khác, ông Đặng Hoàng Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thương mại địa ốc Thanh Bình nhận định, đối với DN thực hiện dự án thủ tục xin cấp phép đầu tư và các giấy tờ liên quan để triển khai là rất khó.
Ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Vinaland nhận xét, thị trường BĐS Việt Nam hiện phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay ngân hàng, hoàn toàn không giống với tình hình chung trên thế giới. Trên thế giới, nguồn vốn để phát triển BĐS được huy động từ các quỹ như quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí, các quỹ của Nhà nước và của các công ty tài chính nói chung chứ không phải của ngân hàng.
Ông Hoàng cho rằng, để tháo gỡ được những vướng mắc về tài chính của thị trường BĐS hiện nay, Nhà nước cần có sự điều chỉnh về hành lang pháp lý liên quan tới nhiều luật như Luật Kinh doanh BĐS, Luật Tài chính, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai... để có thể áp dụng dễ dàng, thuận lợi trong lĩnh vực BĐS.
"Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp (DN) phải tự cố gắng thắt lưng buộc bụng, tự xoay sở và chờ đợi. Với lãi suất như hiện nay, thị trường BĐS chắc chắn phải chững lại và hệ quả là trong tương lai sẽ thiếu hàng hóa. Đây là vấn đề cố hữu của thị trường BĐS Việt Nam Bởi vậy, trong dài hạn, Nhà nước phải tạo ra được nhiều sản phẩm bằng cách huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư vào thị trường BĐS, đặc biệt là huy động được vốn của toàn xã hội, chứ không chỉ của riêng ngân hàng, lúc đó nguồn cung sẽ nhiều. Còn thực tế hiện nay, nguồn cung của thị trường nhiều chủ yếu là nhiều trên giấy thôi", ông Hoàng nói.
Ở một góc nhìn khác, ông Đặng Hoàng Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thương mại địa ốc Thanh Bình nhận định, đối với DN thực hiện dự án thủ tục xin cấp phép đầu tư và các giấy tờ liên quan để triển khai là rất khó.
"Thử nghĩ xem, với đồng vốn có lãi suất bình thường thì thủ tục kéo dài đã tăng gấp đôi, gánh nặng đó đè lên người tiêu dùng, nguồn cung thì tăng chậm và vòng quay tài chính càng chậm hơn", ông Vũ nói và cho rằng, việc tháo gỡ vướng mắc về giấy tờ thủ tục hành chính là rất quan trọng.
Vì vậy, Chính phủ cần phải rà soát lại, mục nào cần giữ lại, mục nào không để cho việc cấp giấy chứng nhận, giấy đầu tư trong nước và nước ngoài được dễ dàng hơn nữa.
Ông Vũ cho rằng, ngân hàng phải tham gia vào hoạt động của thị trường BĐS để giảm bớt biến động, chứ ngân hàng tháo lui ra khỏi việc này là hoàn toàn sai lầm.
Ông Vũ cho rằng, ngân hàng phải tham gia vào hoạt động của thị trường BĐS để giảm bớt biến động, chứ ngân hàng tháo lui ra khỏi việc này là hoàn toàn sai lầm.
"Việc huy động trái phiếu là tạm thời. Tôi xin nói rõ rằng, huy động như vậy chỉ là hợp đồng vay mượn tiền. Hợp đồng góp vốn vẫn tốt hơn hợp đồng vay mượn, bởi nó sẽ bị chi phối bằng Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp này, vai trò của ngân hàng là rất quan trọng", ông Vũ nói.
Với những khoản vay để đầu tư BĐS theo hình thức trả góp, theo ông Vũ, ngân hàng đang có dấu hiệu phạm luật. Ví dụ, người dân và ngân hàng ký với nhau vay vốn trả góp trong 5 năm với lãi suất 12%/năm, bỗng nhiên ngân hàng nâng lãi suất lên 30% người dân lấy tiền đâu mà trả.
Với những khoản vay để đầu tư BĐS theo hình thức trả góp, theo ông Vũ, ngân hàng đang có dấu hiệu phạm luật. Ví dụ, người dân và ngân hàng ký với nhau vay vốn trả góp trong 5 năm với lãi suất 12%/năm, bỗng nhiên ngân hàng nâng lãi suất lên 30% người dân lấy tiền đâu mà trả.
Trong khi ngân hàng có những quy định rất "hay" như vay ngắn hạn 1 năm đương nhiên không điều chỉnh lãi suất, nhưng nếu hợp đồng vay trung hạn 3-5 năm thì sau 12 tháng ngân hàng có toàn quyền thay đổi. "Như vậy DN cũng "chết", mà người dân thì "càng chết", ông Vũ bức xúc nói.
Theo Vir.com.vn
- 261
- By Admin
- 19/06/2008
- 17