Thiết kế không gian kiến trúc hợp phong thủy cho nhà ở, công sở
Thiết kế cảnh quan cho các công trình nhà ở cần đến sự tổng hòa chuyên môn của nhiều ngành, như ngành kiến trúc với các nhận thức phù hợp về không gian, thẩm mỹ, vật liệu; ngành nông lâm với kiến thức về cây trồng; ngoài ra còn có sự phối hợp của nhà điêu khắc, các chuyên gia tư vấn thiết kế và tạo dáng sản phẩm (industrial design); rồi cả chuyên môn của các kỹ sư hệ thống (chiếu sáng, cấp thoát nước...).
Lịch sử xây dựng hàng nghìn năm qua, cùng với các chế định của nhà nước, mọi công trình kiến trúc đều được tuân thủ nguyên tắc phong thủy về các thông số như: số tầng (chiều cao), độ lớn, số tòa nhà, màu sắc… Những công trình dành cho bậc đế vương xưa như cung điện, dinh thự quan lại, trên phải tuân thánh mệnh, dưới không phạm phong thủy; các công trình tôn giáo, tâm linh như đền chùa miếu mạo, lớn bé cũng đều phải theo phẩm cấp; cuối cùng là nhà ở của người dân thường, dù là nhà tranh vách đất cũng phải vuông tròn tề chỉnh.
Nguyên lý kiến trúc hình khối và không gian của phong thủy nhà ở không chỉ giúp con người xây dựng môi trường sống an toàn lành mạnh mà còn tạo ra những công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa, chứ không phô trương, chơi trội kiểu trọc phú và đầy sát khí như kiến trúc nhà ở hiện nay.
Thiết kế kiến trúc cảnh quan cho ngôi nhà cũng cần tuân theo những nguyên tắc phong thủy nhất định
Xét về mặt hình khối, phong thủy đòi hỏi bất kỳ công trình kiến trúc nào cũng phải ngay ngắn, vuông vức và vững chãi, uy nghi. Một số quy tắc luôn được áp dụng khi xây dựng các công trình (ngoại trừ một số có tính năng sử dụng đặc thù như tháp, địch lâu, gác chuông…), chẳng hạn chiều cao của tòa kiến trúc không được gấp 3 lần chiều dài hoặc chiều rộng của nền móng; hoặc chiều cao của nền móng không vượt quá 99cm, tức thềm nhà (bậc tam cấp) không quá 5 bậc.
Đạo học có xu hướng triệt tiêu mọi thái quá: Quá cao, quá thấp, quá ẩm ướt hoặc quá nhiều hoa văn họa tiết; hoặc quá nghiêng Đông hoặc quá lệch Tây; hoặc kết cấu phức tạp với nhiều hình thế xen kẽ nhau… Vì tất cả những kiến trúc như vậy đều sinh ra sát khí gây tổn hại đến nhân khẩu, quan vận, tài vận...
Theo phong thủy, những ngôi nhà có kiến trúc vững chãi uy nghi, khí thế hùng tráng thuộc quý cách. Một ngoi nhà mà có thế như hổ ngồi, tường vách ngay ngắn, màu sắc tươi sáng… lại thêm minh đường, thiên tỉnh sạch sẽ thoáng đãng… thì đó là nơi ở của người hiền quý.
Trong cùng một khu vực, nhà trước nhà sau phải có sự tương xứng mới giữ được tôn nghiêm và phúc đức. Đồng thời, các tòa kiến trúc cũng không nên quá gần hoặc quá xa nhau vì có teher gây tình trạng bức khí hoặc thoát khí. Cửa công sở vừa phải thách mà thoáng, vừa cao mà uy nghi thì mới giữ được vượng khí.
Các công trình có quy mô lớn như biệt thự, nhà quan, công sở… rất cần thiết phải có đại sảnh. Đây là một kiểu tiểu minh đường. Khoảng trống từ cửa chính ra tới cổng (sân) gọi là trung minh đường (cận án). Còn cổng chính gọi là ngoại án. Không gian ngoài cổng chính gọi là viễn án (triều sơn hay đại minh đường). Phần khoảng trống phía sau nhà (hoặc vườn, hoặc đồi gò) gọi là hậu sơn. Tường bao hai bên trái - phải ngôi nhà gọi là thanh long - bạch hổ.
Nhìn chung, một ngôi nhà có hình khối, kích thước và cấu tạo không gian chuẩn phong thủy cần hội tụ các yếu tố như: Tiểu minh đường thu và tụ khí, đại minh đường thoáng đãng và vuông vức, rộng lớn nhưng không mênh mông, còn thanh long - bạch hổ phải bằng nhau, hậu sơn phải cao hơn chút ít so với tiền án…
Đối với những kiến trúc nhà ở biệt lập, nhà dân mà có nền móng nhỏ, nhà cao, bốn bên không có nhà tương ứng hoặc không có núi non che chở thì nhà ấy nhất định sẽ sinh nhiều điều không tốt.
Với những ngôi nhà có nóc nhà nghiêng Đông lệch Tây, thấp cao bất thường, bị gió lùa mưa tạt...nếu ở nhà này lâu ngày chắc chắn sẽ sinh bệnh thống phong, đau xương khớp...
- 230
- By Admin
- 26/08/2015
- 17