Thị trường nhà đất Mỹ đang rơi vào suy thoái kép
Chỉ số Case-Shiller Home Price được công bố ngày hôm qua đã xác nhận sự thật không vui đó của thị trường nhà đất Mỹ.“Khá rõ ràng rằng thị trường nhà đất đã nằm trong suy thoái kép”, nhà kinh tế học Roubini nhận định, “ và tỷ lệ sụt giảm đang ngày càng lớn hơn so với những tháng trước”.
Gạt sang một bên xu hướng tăng trưởng kinh tế, có hai yếu tố đặc biệt đang đè nặng áp lực lên giá nhà đất. Yếu tố đầu tiên chính là việc hết hạn chương trình tín dụng thuế cho người mua nhà ở. Chương trình này lần đầu tiên được chính phủ Obama thực hiện đã có những tác động tích cực tới thị trường nhà đất Mỹ.
“Nếu bạn nhìn vào dữ liệu, Case Shiller đã giảm mỗi tháng kể từ khi chương trình hỗ trợ thuế hết hạn trong tháng 5. Những người có nhu cầu mua nhà đã hoàn thành mục tiêu của mình trong tháng 4. Chương trình hỗ trợ thuế mua nhà đã cướp đi nhu cầu tại thị trường nhà đất trong tương lai và việc nó hết hạn đã dẫn tới một mức giảm 30% trong doanh số bán nhà, đẩy chỉ số Case Shiller xuống thấp hơn trong những tháng qua.”
Yếu tố thứ hai đặt gánh nặng lớn lên giá nhà đất tại Mỹ chính là những sự hỗn loạn trong tài liệu thế chấp hiện nay và hậu quả của tình trạng tạm ngưng quá trình tịch biên thế chấp của các ngân hàng, làm xấu đi tình hình hiện có của thị trường nhà đất. Việc các chủ sở hữu được tạm hoãn thanh toán nợ trong quá trình tịch biên đã đi tới hồi kết và khi quá trình tịch biên được tái khởi động, nguồn cung nhà đất trên thị trường Mỹ sẽ tăng.
Kết hợp cả hai yếu tố này lại tạo nên một bối cảnh xuống giá về cơ bản đối với thị trường nhà đất. “Nguồn cung sẽ tăng, nhu cầu sẽ sụt giảm.”
Mặc dù đưa ra bình luận tiêu cực về thị trường nhà đất, Roubini vẫn giữ cái nhìn lạc quan về nền kinh tế. “Toàn thể nền kinh tế đang phục hồi. Phần lớn các dữ liệu đều đang vững chắc với mức tăng trưởng 2,7%”. Tuy nhiên, mức tăng trưởng 2,7% vẫn chưa đủ. “Tỷ lệ thất nghiệp chắc chắn sẽ ở trên mức 9%”.
Ông cũng bổ sung thêm rằng có những dấu hiệu kinh tế đáng ngại, bao gồm “Cú shock Châu Âu, thâm hụt cơ cấu dài hạn và sự phá sản của các chính phủ và các bang tại địa phương”. Và, nếu những chủ sở hữu nhà bắt đầu phải rời bỏ tài sản của mình, những xu hướng tiêu cực có thể lại nổi lên.
“12 triệu hộ gia định đã nằm trong tình hình tài chính tiêu cực và còn 8 triệu hộ nữa có tỷ lệ khoản vay trên giá trị tài sản khoảng 95 – 100%. Do đó, ngay cả một sự sụt giá 5% của nhà đất cũng sẽ đẩy 8 triệu hộ gia đình kể trên tới nguy cơ bị tịch biên nhà cửa.”
Đây quả thật là một bối cảnh nghiêm trọng mà chúng ta phải chứng kiến khi đang tiến tới những ngày đầu tiên của năm mới.
(Theo Stox)
- 142
- By Admin
- 29/12/2010
- 17