• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Thị trường bất động sản: Vẫn sơ khai, quản lý yếu

Yếu kém hay xem nhẹ?

Để nắm chắc tình hình thị trường BĐS tại từng địa phương, Chính phủ đã yêu cầu các địa phương phải nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thị trường tại địa phương để Chính phủ lấy đó làm căn cứ xây dựng các biện pháp tăng cung, quản lý thị trường.

Hôm nay (31-7), là hạn chót để các địa phương nộp báo cáo về tình hình thị trường BĐS lên Bộ Xây dựng, theo Chỉ thị số 1/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp phát triển và quản lý thị trường BĐS. Theo đó, các địa phương phải có trách nhiệm báo cáo đầy đủ những yêu cầu trên về Bộ Xây dựng từ ngày 1-2. Nhưng, các địa phương dần dà, không chịu thực hiện. Vì thế, Bộ Xây dựng mới gia hạn thêm thời gian 6 tháng cho các địa phương chuẩn bị. Nhưng hầu hết vẫn tiếp tục bình chân như vại, chưa có động tĩnh gì.

Theo ông Nguyễn Đăng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, sự chậm trễ trong việc thực hiện yêu cầu của Thủ tướng cho thấy các địa phương còn chưa chú ý việc quản lý thị trường, công tác nghiên cứu, đánh giá chưa tốt. Hoặc là do các địa phương này đang coi nhẹ vai trò của mình trong quá trình làm lành mạnh thị trường và đưa nó đi vào hoạt động đúng quỹ đạo. “Chỉ ở một địa phương mà còn chưa quản lý được, thì thử hỏi ở cấp độ một quốc gia, vấn đề này còn khó đến mức nào?” - ông này khẳng định.

Thị trường méo mó

Theo giám đốc một công ty BĐS tại quận Tân Bình, sự coi nhẹ quản lý của các địa phương khiến thị trường BĐS lãnh đủ. Ông này giải thích, doanh nghiệp BĐS thì chỉ cố gắng làm sao để công ty của mình làm ăn có lãi. Phân khúc cao cấp luôn luôn nóng lên bởi một phần là do nó thu hút sự tập trung của giới đầu cơ. DN xây dựng, bán được hàng, có lời cao, không có lý gì họ lại không làm. Ông Nguyễn Đăng Sơn cho rằng thị trường BĐS VN còn rất sơ khai. Vì thế, quản lý càng yếu thì thị trường càng méo mó.

Lấy ví dụ về hậu quả của việc thiếu sự quản lý chặt chẽ, vị giám đốc trên cho rằng quản lý yếu kém thì dù ở bất kỳ giai đoạn nào, tăng trưởng hay suy thoái, giới đầu cơ vẫn đặc lợi. Thời kỳ thị trường đang phát triển, giới này tạo ra những cơn sốt ảo. Khi thị trường suy thoái, họ dùng chiêu kích cầu. Bằng chứng là giá nhà, đất tại khu Nam TPHCM vừa mới bị giới này kích giá lên khiến nhiều người bị sập bẫy.

Quản lý chưa chuyên nghiệp

Thừa nhận sự yếu kém trong quản lý của các địa phương, nhưng chuyên gia Nguyễn Đăng Sơn cho rằng ngay chính yêu cầu của Chính phủ cũng chưa cụ thể. Đây là lần đầu tiên Chính phủ yêu cầu các địa phương làm nhiệm vụ trên, nhưng lại chỉ bằng một công văn, không có hướng dẫn, tập huấn gì cho họ. Và ngay cả cách khảo sát, thống kê hiện nay vẫn còn lệch pha so với các tổ chức lớn như CBRE hàng chục năm, trong khi đây là tổ chức điển hình cho sự đánh giá thị trường một cách chuyên nghiệp nhất.


Theo Người Lao Động

  • 0
  • By Admin
  • 31/07/2008
  • 17