• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Thị trường bán lẻ châu Á: Thay đổi chiến thuật để thích nghi cạnh tranh

Sự phát triển của tầng lớp trung lưu kéo theo  làn sóng ngành bán lẻ mở rộng

Báo cáo cho thấy tầng lớp trung lưu châu Á đã tăng gấp ba lần, từ 525 triệu vào năm 2009 đến hơn 1,7 triệu vào năm 2020. Trung Quốc, Ấn Độ, và Indonesia được dự đoán sẽ nằm trong tốp 10 thị trường tiêu thụ bán lẻ toàn cầu.

Các nhà bán lẻ quốc tế, chủ yếu là các thương hiệu thời trang, đang tiếp tục tận dụng bối cảnh tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng để đầu tư và mở rộng hoạt động ồ ạt trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bất chấp những quan ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế và doanh thu bán lẻ đang chậm lại, đặc biệt tại Trung Quốc, số lượng doanh nghiệp bán lẻ vẫn không ngừng tăng lên.

Theo các chuyên gia nhận định, xu hướng trên sẽ vẫn tiếp diễn trong năm 2015 và cần thận trọng hơn. Nhu cầu của các nhà bán lẻ khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn không có dấu hiệu tăng trưởng mạnh vào năm 2015 nhưng mức độ hoạt động và nguồn cầu sẽ phân bổ khắp các thị trường khác nhau. Jonathan Hsu, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu, CBRE châu Á – Thái Bình Dương cho biết;  các nhà bán lẻ quốc tế có khuynh  hướng mở rộng đến các thành phố loại hai trong khu vực sau khi đã củng cố sự hiện diện của mình tại các thủ đô hoặc thành phố loại một.

Các thị trường mới nổi tại khu vực Đông Nam Á, như là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn tại Indonesia, Malaysia và Philippines sẽ có sức hút đầu tư vì nhu cầu hàng tiêu dùng đang tăng cao cộng với việc nới lỏng các điều luật cho nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năm sau. Việc xây dựng trung tâm mua sắm hiện đại giúp cho các nhà bán lẻ có thêm nhiều sự lựa chọn khi đầu tư vào những thị trường kể trên.”

Về các loại hình bán lẻ, chuyên gia CBRE dự đoán rằng các thương hiệu lớn sẽ nhắm đến các thị trường đông dân cư như Trung Quốc và Ấn Độ để mở rộng hoạt động vào năm 2015. Các nhà bán lẻ của phân khúc hàng cao cấp sẽ tập trung vào các thị trường phát triển như Nhật Bản, Singapore và Hồng Kông, trong khi Trung Quốc không nằm trong danh mục ưu tiên vì chiến dịch chống tham nhũng vẫn chưa hoàn thiện.

Thách thức cho các nhà bán lẻ, chiến lược mới cho các chủ đầu tư

Các nhà bán lẻ sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách, bao gồm chi phí vận hành tăng cao, thương mại điện tử phát triển nhanh chóng và người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn, càng làm cho mức độ cạnh tranh của thị trường tăng cao.

Sebastian Skiff, Giám đốc điều hành Dịch vụ Bán lẻ nhận định "các nhà bán lẻ sẽ phải nâng cao các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, đối sách cạnh tranh và kế hoạch chiến lược vì môi trường bán lẻ đang dần trở nên cạnh tranh hơn. Các nhà bán lẻ cũng nên tập trung rà soát danh mục đầu tư và hợp nhất mặc dù họ đang chú ý đến bất động sản hoàn thiện và các địa điểm thu hút đầu tư trên thị trường".

“Chúng ta trông đợi chất lượng dần trở thành nền tảng quan trọng đối với nhà bán lẻ trong khu vực, trong việc tìm được vị trí phù hợp, tiêu chuẩn của hạ tầng bán lẻ và sự quản lý chuẩn mực của trung tâm mua sắm. Nhà bán lẻ sẽ tạo được ấn tượng tốt nhờ vào vị trí đắc địa của trung tâm mua sắm và danh tiếng của chủ đầu tư, đặc biệt khi họ mở rộng sang khu vực hoặc thị trường mới”, ông Skiff nói.

Ông Skiff cho biết: “Mức độ cạnh tranh cao là điều hiển nhiên trong trung tâm mua sắm, nơi mà các chủ đầu tư sẽ phải sử dụng hàng loạt chiến lược để đảm bảo rằng họ vẫn thu hút được người tiêu dùng và người thuê”.

Các chuyên gia của CBRE cũng chỉ ra các hướng phát triển có lợi cho các chủ đầu tư như hợp tác với người thuê , tích hợp bán lẻ và giải trí, thấu hiểu người tiêu dùng hơn và tận dụng cơ sở dữ liệu khổng lồ từ trong chính khách hàng. Đây là những chiến lược then chốt mang lại thành công cho các chủ đầu tư BĐS bán lẻ.

  • 239
  • By Admin
  • 09/12/2014
  • 17