• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Thị trường BĐS chỉ "lạnh" đối với các căn hộ cao cấp

Ngân hàng nên giãn nợ cho các dự án BĐS

Chỉ các DN kinh doanh căn hộ cap cấp là "kêu" thiếu vốn, còn các phân khúc thị trường khác vẫn hoạt động ổn định (Ảnh: Minh hoạ)

Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng, Viện khoa học nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) phân tích: “Không thể áp chính sách của Hàn Quốc hay Trung Quốc vào Việt Nam bởi  các nước này không có nguy cơ lạm phát cao như Việt Nam".

Đúng là thời gian qua thị trường BĐS đang có dấu hiệu trì trệ song khả năng “đổ vỡ” cả thị trường này là không thể, có chăng chỉ là sự đổ vỡ của một số nhà đầu tư đã quá mạo hiểm với thị trường này trước đây. 

Hơn nữa, hiện nay chúng ta đang chịu cả hai nguy cơ vừa lạm phát vừa đứng trước khả năng suy giảm kinh tế. Nếu “bơm” tiền ra cứu bất động sản thì sẽ có thể đưa lạm phát quay trở lại, ông Ánh nhận định.

"Trong bối cảnh này, tốt nhất là các ngân hàng có biện pháp giãn nợ cho các DN. Mặt khác, bản thân các DN cũng phải tự động cắt giảm lợi nhuận, chia sẻ với khó khăn chung của cả nền kinh tế".

"Thị trường BĐS chưa nghiêm trọng như những gì giới kinh doanh đang “kêu ca”, nhưng nhà nước cũng cần có những điều chỉnh nhất định để giúp DN". TS. Đỗ Thị Loan, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS TP HCM cũng đề xuất thêm.

Bà Loan cũng kiến nghị, nhà nước cần mở rộng đối tượng Việt Kiều và người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam để tăng thêm cầu cho thị trường.

“Ở một số nước như Singapore, không chỉ những người nước ngoài làm việc tại nước đó mới được mua nhà mà những người không làm việc tại đó cũng có thể tham gia mua và đầu tư BĐS theo kiểu "my second home" (Căn nhà thứ 2 của tôi). Mô hình này đã được một số nước áp dụng rất hiệu quả, nhắm vào khách hàng giàu có từ Hàn Quốc, Nhật Bản....  mua nhà để nghỉ dưỡng, cho thuê. Như vậy sẽ làm cho ngành du lịch và ngành BĐS phát triển”. Bà Loan ví dụ.

Đầu tư cho thị trường nhà giá rẻ sẽ có hiệu quả?

Nhận định về tình trạng đóng băng của thị trường BĐS ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) tỏ ra không quá lo lắng bởi: “Thị trường chỉ lắng ở phân khúc thị trường căn hộ cao cấp có giá từ 30 triệu đồng/m2 trở lên. Còn có giá trung bình khoảng 10-15 triệu đồng/m2 thì vẫn sôi động. Còn về tổng thể hiện tại tổng dư nợ trong BĐS vẫn nằm trong khu vực an toàn (chiếm 9,15%)".

Đồng tình với nhận định đó bà Loan nói: “Thị trường BĐS không hề đóng băng, có chăng là số lượng giao dịch trên thị trường ít hơn hồi quý 4/2007. Đóng băng tức là không có một giao dịch nào thực hiện hết, nhưng thực tế giao dịch ở phân khúc thị trường nhà bình dân vẫn ổn định”.

Theo ông Hà, cần phải nhìn nhận một cách toàn diện về thị trường để tránh xảy ra tình trạng DN kêu ca rồi ảnh hưởng đến tình trạng chung, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ lầm tưởng thị trường của chúng ta rất ảm đạm, điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của các DN kinh doanh BĐS nước ngoài vào Việt Nam.

"Thời gian qua, các chủ đầu tư và giới kinh doanh kêu ca nhiều nhưng chủ yếu chỉ là những chủ đầu tư và giới kinh doanh ở phân khúc cao cấp của thị trường chỉ chiếm khoảng 5% toàn bộ thị trường nhà ở. 5% thì không thể hiện hết thị trường, không thể nhìn vào phân khúc hẹp để nói thị trường quá nóng hay đóng băng”. Ông Hà nhấn mạnh.

Cục trưởng Nguyễn Mạnh Hà cũng khẳng định: Hiện nay, để thị trường BĐS "ấm" trở lại thì các nhà đầu tư nên tập trung vào các dự án nhà ở bình dân, cho người thu nhập trung bình, vì nguồn cung ít nhưng nhu cầu cho đối tượng này rất lớn. Điều này sẽ dễ dàng trong việc huy động vốn và triển khai nhanh các dự án với tổng đầu tư không quá cao và hiệu quả hoàn thành lớn.

Theo VTC News

  • 0
  • By Admin
  • 19/11/2008
  • 17