• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Thị trường BĐS châu Á - Thái Bình Dương hứa hẹn bùng nổ năm 2015

bất động sản
Năm 2015, BĐS châu Á 2015 nhiều hứa hẹn (ảnh minh họa)

Báo cáo của CBRE cho thấy, dân số tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương gia tăng, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển kéo theo nhiều hộ giàu. Trên cơ sở đó, tăng trưởng kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương trong những năm kế tiếp được CBRE dự đoán sẽ duy trì trên mức tăng trưởng bình quân của thế giới. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu đối với BĐS chất lượng cao nhiều hơn, nhất là nhà ở và các trung tâm bán lẻ ngoại ô.

Trong năm 2015, châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển vượt trội. Dự báo của Oxford Economics cho thấy, mức tăng trưởng của khu vực này khoảng 4.4% trong khi mức tăng trưởng trên toàn cầu là 2.9%. Bên cạnh đó, CBRE ước tính, kim ngạch đầu tư ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng 118 tỷ USD trong năm nay, so với cùng kỳ năm trước, cao hơn 5%.

Theo Giáo sư Henry Chin, Trưởng Bộ phận Nghiên Cứu, CBRE châu Á - Thái Bình Dương, hiện nay, có nhiều yếu tố thúc đẩy tăng trưởng đầu tư trong khu vực này, bao gồm sự gia tăng các tổ chức đầu tư trong khu vực, các quỹ BĐS đầu tư tư nhân mới thành lập, tổ chức đầu tư châu Á phát triển hoạt động và nguồn vốn vay dồi dào.

Ông Chin cho biết, CBRE không kỳ vọng, trong năm nay, phần lớn thị trường đều chịu áp lực đáng kể về lãi suất vì sự sụt giảm của lạm phát và những chương trình nới lỏng tiền tệ tiếp tục được triển khai tại Nhật Bản và khu vực sử dụng đồng Euro. Trong thời gian gần đây, giá nhiên liệu sụt giảm đã làm giảm bớt áp lực gia tăng cho lãi suất ngắn hạn.

Để hỗ trợ nền kinh tế, những nhà hoạch định chính sách hiện đang có xu hướng hạ lãi suất. Các ví dụ điển hình gần đây như Ấn Độ, Trung Quốc, Australia và Hàn Quốc. Các nhà đầu tư có nhiều cơ hội để đầu tư vào BĐS khi được bảo đảm tài chính chi phí thấp.

Cũng theo ông Chin, thêm nữa, sự kết hợp giữa xác suất thấp và tính thanh khoản cao của việc gia tăng lãi suất cho phép các nhà đầu tư nắm giữ tài sản chủ chốt nhằm duy trì mức giá hiện tại. Vì thế, họ sẽ không sẵn sàng bán những khối tài sản với mức giá chiết khấu.

phân khúc văn phòng
Bảng thống kê các dự án có giá trị 10 tỷ đô trở lên của bán lẻ, khách sạn, văn phòng và BĐS hỗn hợp
(Nguồn: Nghiên cứu CBRE vào tháng 1/ 2015)

Hiện nay, các nhà đầu tư, doanh nghiệp ở khu vực này vẫn rất tự tin vì nguồn cầu từ cả khách thuê BĐS và nhà đầu tư. Theo dự kiến của CBRE, năm 2015, tăng trưởng giá trị vốn và giá cho thuê ở mức khoảng 2-4% cho phân khúc bán lẻ, văn phòng và các ngành công nghiệp.

Cụ thể, đối với phân khúc văn phòng, giá thuê văn phòng ở khu vực sẽ tiếp tục chứng kiến mức tăng trưởng ổn định. Đặc biệt, dẫn đầu bởi những thị trường Tokyo, Bangalore và Singapore nhưng tỷ lệ tăng trưởng sẽ chậm lại vào mức từ 3,2-3,6%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi kết quả mở rộng đầu tư một cách thận trọng, kiểm soát chi phí trong khu vực. Các công ty sẵn sàng để cân nhắc nâng cấp cơ hội và hoạt động tại nơi làm việc với chính sách cải thiện môi trường làm việc, tập trung vào chiến lược danh mục đầu tư dài hạn.

Đối với thị trường bán lẻ, giá thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm hơn. Thay vì 5,4%, giá thuê được dự báo chỉ tăng 2,4%. Tokyo sẽ dẫn đầu trong khu vực với giá thuê tăng 10%, theo sau là Bắc Kinh và Thượng Hải. Với sự gia tăng chi phí hoạt động và cạnh tranh, những nhà bán lẻ trong khu vực sẽ tập trung vào hoạt động cho thuê không gian tại những thị trường tăng trưởng quan trọng.

Về phân khúc bất động sản công nghiệp, giá thuê của thị trường vận chuyển và kho vận trong năm 2015 sẽ tăng vì nhu cầu tăng cao, nhất là ở Hồng Kông, Thượng Hải và Osaka. Nhu cầu không gian hậu cần tại hầu hết các thị trường vững chắc nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử và những cuộc chạy đua nâng cao hiệu quả hoạt động. Cụ thể, tăng trưởng cho thuê kho vận và nhà xưởng được dự báo tổng thể trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 2,9%.

Theo nhận định của CBRE, với những thị trường trải qua các chu kỳ kinh tế khác nhau, tăng trưởng trong khu vực sẽ không đồng đề. Đơn cử như bước vào năm 2015, Nhật Bản ở vị trí đầu của một chu kỳ đi lên trong khi mặt sau là sự mất giá của đồng yên Nhật.

Năm 2014, một lượng khách du lịch đáng kể đến khu vực này đã hỗ trợ cho tăng trưởng xuất khẩu. Nhờ đó, sản xuất công nghiệp có thể sẽ tăng theo cũng với bán lẻ và giá thuê văn phòng đã tăng. Để thúc đẩy nền kinh tế hơn nữa, các tập đoàn Nhật Bản hiện cũng đang cân nhắc việc chuyển sản xuất từ nước ngoài về nội địa.

Ngược lại, tốc độ tăng trưởng của hiện Trung Quốc đang chậm tới 7% và được dự báo có thể giảm thêm khoảng 5% vào cuối thập kỷ này. Nguyên nhân chính của suy giảm này là do chính phủ chỉ đạo cơ quan chức năng tập trung chủ yếu vào tái cơ cấu nền kinh tế. Mặc dù vậy, trong năm 2015, trọng tâm của thị trường này vẫn là các doanh nghiệp mở rộng quy mô.

  • 205
  • By Admin
  • 25/02/2015
  • 17