• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Thị trường BĐS: Chính sách và thực tế

Điều này cũng trùng với đánh giá mới đây của Tổ chuyên gia liên ngành về tình hình phát triển nhà ở và thị trường BĐS. Theo Tổ chuyên gia, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng mất cân đối trầm trọng về giá là do thị trường BĐS đang bị thả nổi và tình trạng đầu tư theo phong trào. Ngoài ra, do thiếu các thông tin để tiếp cận nên khách hàng chấp nhận mua BĐS với mọi điều kiện và mọi giá nên dễ dẫn đến rủi ro. Thị trường thiếu hàng hóa có quy mô và giá cả phù hợp với đa số nhu cầu của khách hàng, đặc biệt thiếu loại hình nhà ở cho thuê. Bởi theo thống kê, loại hình nhà ở cho thuê, mượn chỉ chiếm 6,3% tổng số nhà ở trong cả nước.

Nhưng, nhìn toàn diện, vẫn thấy còn có những dấu hiệu lạc quan cho thị trường BĐS phát triển và có cơ sở để các DN kinh doanh BĐS có thể tiếp tục triển khai các dự án của mình. Đó là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế vẫn giữ ổn định. Đặc biệt, mặc dù các DN kinh doanh BĐS đang rơi vào tình trạng thiếu vốn do nhiều ngân hàng siết chặt các khoản vay, lãi suất vẫn ở mức cao. Nhưng với các chính sách tiền tệ mới được Chính phủ chỉ đạo nới rộng, dự báo sẽ là một động lực lớn để DN tiếp tục triển khai các dự án, người dân có thể mua được nhà ở.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở Việt Nam để sở hữu một căn hộ, mỗi gia đình phải dành khoảng 80% mức thu nhập hàng tháng để trả nợ tiền vay. Tỷ lệ này ở nhiều quốc gia trên thế giới khoảng 30%. Điều đó cũng cho thấy, khả năng thanh toán về nhà ở của Việt Nam phản ánh một mức độ rủi ro cao, dễ gây ra khủng hoảng nợ. Vì thế, đòi hỏi các chính sách về nhà ở cho đa dạng các đối tượng, nhất là người lao động nghèo, CNVC cần được triển khai nhanh, sâu rộng và minh bạch hơn.

Theo Báo Xây Dựng
  • 0
  • By Admin
  • 27/05/2010
  • 17