• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Thăm “pháo đài” nhà họ Vương trên cao nguyên đá

Một góc khu dinh thự của nhà họ Vương

Vượt qua cổng trời Quản Bạ, nơi quanh năm bao phủ bởi mây và sương mù, nơi một thời ông Vua Mèo đóng cổng để xưng vương, chiếc xe khách men theo đường 4C uốn lượn như dải khăn dài mỏng manh vắt qua các dãy núi hình cánh cung lên rồi xuống. Cảm giác chênh vênh, chếnh choáng khi khi nhìn quanh cửa kính xe ôtô là khung cảnh hùng vĩ của núi đá tai mèo tầng tầng lớp lớp của miền đá Đồng Văn.

Cách thị xã Hà Giang 125km, ở độ cao 1.600m so với mực nước biển Nhà Vương thuộc xóm Sà Phìn A, xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, được xây dựng trên vị trí quả đồi có hình mai rùa, nhìn về hướng Nam.  

Con đường lát đá tảng dẫn vào khu bên trong khu dinh thự

Dẫn lên dinh Vua mèo là con đường lát bằng đá tảng vuông lớn. Qua thời gian, nơi đây như phủ một màu rêu phong, màu của lịch sử một thời tưởng như chia cắt nay đã yên bình. Phía trước khu dinh thự là khu mộ nhỏ trong đó có một ngôi mộ khá lớn được chạm khắc rất tỉ mỉ của mẹ Vua mèo Vương Chính Đức.
Đi dọc theo con đường chính, bước lên 10 bậc đá là cổng dẫn vào bên trong. Toàn khu dinh thự được bao bọc bởi hai vòng tường đá hộc, tường vòng ngoài dày khoảng 60 đến 80cm, cao khoảng 2,5m đến 3m. Vòng tường trong kiên cố hơn vòng tường ngoài. 


Kiến trúc Nhà Vương mô phỏng một phần kiến trúc đời Thanh (Trung Quốc)

Kiến trúc Nhà Vương mô phỏng một phần kiến trúc đời Thanh (Trung Quốc) kết hợp với các hoa văn của người Mông, là sự phối hợp hài hoà giữa các nguyên liệu như gỗ thông, đá xám, gỗ sa mộc và ngói đất nung lợp theo lối âm - dương. Cả khu dinh thự rộng 1.120m vuông, trước cửa nhà là cả bốn 4 dãy ngang và 6 dãy dọc, kết cấu hai tầng với 64 buồng. Tường rào đá đã rêu xanh có chỗ cây mọc lòa xòa. Biệt thự qua bao nắng mưa, bão gió, có chỗ đã bị thời gian mài mòn, hoang phế nhưng về cơ bản vẫn giữ được hình xưa dáng cũ nhà chính quay ra cổng, còn những ngôi nhà khác xây dọc hai bên song song và vuông góc với nhau.
Nhà chính có các phòng khách, phòng ngủ, phòng dành cho các bà vợ, các ngôi nhà song song có phòng dành cho các con trai, một số phòng dành cho người hầu, phòng bếp. Đặc biệt, trong phòng của Ông Vương còn có một kho chứa thuốc phiện lớn.

Qua cổng chính còn có 3-4 cổng nhỏ, các ngôi nhà xây theo kiểu từ thấp lên cao dần. Dọc hai bên hành lang của dẫy nhà cao nhất là các dãy nhà ngang, nhà dọc bố trí từ thấp đên cao. Có cầu thang đi lên khu pháo đài, có lỗ châu mai, có kè đá tảng. Công trình này tất cả đều được xây dựng bằng đá và gỗ. Nghe người Mèo Đồng Văn truyền tai nhau rằng, nhà họ Vương ngày xưa giàu nứt đố đổ vách, cho cả người sang Trung Quốc thuê thầy phong thuỷ vềkhảo sát khắp vùng cao nguyên đá và chọn được vị trí tốt ở thung lũng Sà Phìn với địa thế nổi lên như mai rùa. Hai ngọn núi phía trước như hai mâm xôi có thể nuôi sống con cháu muôn đời. Còn phía sau là bức tường thành vòng cung ôm lấy dinh thự, nếu dựa lưng vào đó dòng họ sẽ vững chãi. Dinh thự họ Vương được xây trong thời gian 8 năm và tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam (Trung Quốc) và những tốp thợ giỏi nhất người Mông.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, khu dinh thự họ Vương đã bị bỏ hoang nhiều năm. Những ngày chiến tranh biên giới phía Bắc, thị trấn Phó Bảng tan hoang, nhưng nhà họ Vương vẫn nguyên vẹn. Khu nhà đã được bộ đội ta dùng làm nơi đóng quân. Nhiều cánh của và một số bảng câu đối bị dỡ xuống, một số cây sa mộc cổ thụ đã bị bộ đội ta chặt làm củi. Khu dinh thự một thời gian còn trở thành nơi chăn nuôi gia súc, nên không còn được nguyên vẹn. Hiện nay khu dinh thự đã được trùng tu, quay trở lại với kiến trúc ban đầu. Có ý kiến cho rằng nhà Vương nằm giữa thung lũng nhỏ, xung quanh là núi đá cao lừng lững trập trùng. Pháo đạn bay cầu vồng chứ không bay thẳng. Bắn bao nhiêu đạn cũng thế, hoặc mắc cả vào dãy núi bên này hoặc vọt sang tận vách núi bên kia.

Phòng khách của khu dinh thự có bàn thờ ông Vương còn một số dùng xưa của gia đình như bàn ghế, tủ quần áo, lò sưởi, cùng một số ảnh gia đình vua Mèo được treo trong phòng khách. Tại đây vẫn còn lưu giữ được tấm hoành phi do vua Nguyễn trao tặng ghi bốn chữ “Biên chinh khả phong”.


Phòng tiếp khách và đánh mạt trượt của Vua Mèo

Phòng khách của khu dinh thự có bàn thờ ông Vương còn một số dùng xưa của gia đình như bàn ghế, tủ quần áo, lò sưởi, cùng một số ảnh gia đình vua Mèo được treo trong phòng khách. Tại đây vẫn còn lưu giữ được tấm hoành phi do vua Nguyễn trao tặng ghi bốn chữ “Biên chinh khả phong”.


Bàn thờ ông Vương Chính Đức - ông "Vua" Mèo

Đến ngày nay, một  phần lịch sử ngôi nhà đã nằm im theo thời gian, cũng chẳng ai muốn khơi ra để nhớ về những ngày đất nước có nhiều biến cố. Sau nửa thế kỷ mỗi du khách tới Đồng văn không ai muốn bỏ qua di tích dinh thự Vua Mèo Vương Chính Đức, để tận mắt nhìn ngắm một ngôi nhà mang nhiều nét kiến cung điện Trung hoa nằm giữa miền đá ngút ngàn của cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ của Hà Giang.

Thêm một số hình ảnh của khu dinh thự:


Khu mộ nằm song song với đường dẫn vào khu dinh thự

Cổng vào bên trong
 

Hoa văn chạm trên cửa khu nhà


 
Nguyên liệu xây dựng là gỗ thông, đá xám, gỗ sa mộc và ngói đất nung lợp theo lối âm – dương
 


Phía sau khu nhà chính
 

(Theo DDDN)

  • 349
  • By Admin
  • 12/08/2010
  • 17