Thăm kiến trúc của cung điện Potala – Tây Tạng
Ngày nay, cung điện Potala trở thành một viện bảo tàng nổi tiếng của Trung Quốc, nhưng bản thân công trình này cũng đã là một di tích quan trọng bậc nhất xứ Tây Tạng. Một lần đến cung điện Potala, ngắm nhìn vẻ đẹp tráng lệ nơi đây bạn sẽ hiểu vì sao cung điện Potala được bình chọn là một trong bảy kì quan thế giới mới.Cung điện Potala bắt đầu được xây dựng năm 1645 thời kỳ Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 và phải mất hơn 50 năm mới hình thành quy mô công trình như hiện nay. Theo tiếng sankrit, Potala nghĩa là "thánh địa của Phật", Potala được xây dựng trên núi Mabuge (Núi Đỏ), có độ cao hơn thành phố Lhasa tới 91 m. Do đó từ bất cứ hướng nào cách xa vài kilomet du khách đều có thể chiêm ngưỡng vẻ uy nghi của công trình này.Cung Potala là cung điện cao nhất so với mực nước biển của thế giới, là trung tâm của thánh thành Lhasa, Tây Tạng Trung Quốc vì thế du khách luôn có được cảm giác hứng khởi, rợn ngợp khi đến chiêm ngưỡng khu cung điện sừng sừng trên đỉnh Himalaya này.Cung Potala gồm 3 bộ phận: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi và khu hồ phía sau núi.
Lâu đài Potala cao 117 mét, gồm 13 tầng, còn được coi là biểu tượng của thành phố Lhasa. Lâu đài chiếm diện tích khoảng 130.000 mét vuông với 1.500 gian phòng, chứa hơn 10.000 Phật điện, 20.000 tượng điêu khắc lăng mộ của 8 vị Lạt Ma cùng rất nhiều bức tranh quý. Toàn bộ kiến trúc lâu đài đều làm bằng đá và gỗ. Tường của lâu đài dày từ 1 mét trở lên, có chỗ dày đến 5 mét, dùng những hòn đá to để khảm vào. Trên những vách của lâu đài đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ, nghệ thuật phong phú nhiều chủng loại.
Vật liệu xây dựng cung điện chủ yếu là đất, đá và gỗ được vận chuyển thủ công. Đường đi lên nhà những bậc cầu thang gấp khúc nhuốm màu năm tháng.Nằm ở phía Đông của khu kiến trúc này là Bạch cung với tường chát đất sét trắng.Tòa nhà Cuokin lớn nhất Bạch cung là nơi Đạt Lai thực hiện các hoạt động tôn giáo, chính trị quan trọng.Trong Bạch Cung có cả điện thờ Phật, thư viện cất giữ các Kinh quan trọng và cả phòng in Kinh sách. Cách trần thiết ở đây đều rất lộng lẫy và trang nghiêm. Các của sổ được thiết kế dạng ô hướng ra ngoài rất hiệu quả trong lấy sáng và gió.Bên phía Tây là Hồng cung chát đất sét màu đỏ. Kiến trúc chủ thể của Hồng cung là điện Linh Tháp của Đạt Lai đời thứ 5 và Linh tháp của Đạt Lai đời thứ 12. Thân tháp dát vàng lộng lẫy. Linh tháp của Đạt Lai đời thứ 13 cao 21 m, dùng bạc ròng chế thành, bên trên nạm khảm bảo thạch. Trên nóc lâu đài có 8 tháp Vàng biểu tượng cho mỗi Lạt Ma, có tháp phải dùng đến 9 vạn lượng vàng. Trong, ngoài điện và nóc điện có nhiều tháp, tượng phật, tượng linh vật, chuông cổ quý báu nạm vàng.Phần phía sau của cung điện lại là một không gian lãng mạn nên thơ với sự hài hòa của hỏ cỏ, hồ nước. Du khách tha hồ thả hồn nhần nhơ ngắm toàn bộ khối công trình nguy nga này lung linh trên mặt nước.Và tết này, sẽ thật tuyệt nếu bạn được tham dự các hoạt động đón năm mới sẽ diễn ra trong khu kiến trúc tuyệt vời này hay thư thái ngồi ở nơi cao nhất ngắm nhìn những mái tháp tráng lệ, bình yên và ấm cũng.
(Theo Archi)
- 302
- By Admin
- 24/01/2011
- 17