Tây Ban Nha: Bi đát tình trạng dân mất nhà do không thể trả nợ
Một ngôi nhà ở Tây Ban Nha. Ảnh minh họa. (Nguồn: thisismoney.co.uk) |
Việc trục xuất những người dân đang mắc nợ nói trên khỏi căn nhà mà họ đã gắn bó một thời gian đã gây ra sự phẫn nộ rất lớn trong dân chúng, nhất là khi đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng nặng nề.
Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha cho công bố số liệu nói trên. Để có được con số trên, Ngân hàng Trung ương đã tiến hành một cuộc điều tra từ các ngân hàng quản lý hơn 85% các khoản vay dành cho bất động sản tại Tây Ban Nha.
Theo kết quả điều tra, trong năm 2012, 39.167 hộ gia đình đã bị tịch thu nhà cửa. Con số này tương đương với con số do cơ quan đăng ký quyền sở hữu bất động sản đưa ra tháng 4 vừa qua (38.976).
Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha cho biết thêm, trong số gần 40.000 hộ gia đình nói trên, có khoảng 32.490 hộ đã định cư lâu dài tại căn nhà đó, chứ không phải là chỗ ở thứ hai hoặc đi thuê. Trên một nửa số đó, khoảng 18.325 hộ đã hoàn toàn tự nguyện bàn giao căn nhà của họ cho ngân hàng, 14.165 hộ chỉ bàn giao khi có sự can thiệp của tòa án và 355 trường hợp phải cưỡng chế.
Theo thông tin từ cơ quan tư pháp nước này, trong năm 2012, tòa án đã ban hành 75.605 lệnh trục xuất, tăng 16,7% so với năm 2011, năm kỷ lục về ban hành các lệnh trục xuất người dân khỏi căn nhà họ đang sống. Tuy nhiên, các lệnh trục xuất nói trên bao gồm cả chủ nhà, người thuê nhà và các công ty kinh doanh không thể trả tiền vay ngần hàng hoặc tiền thuê nhà.
Kể từ khi bong bóng bất động sản tại Tây Ban Nha vỡ vào năm 2008, nước này ngập sâu vào khủng hoảng, thất nghiệp tăng cao, do đó việc trục xuất những hộ dân (cả chủ nhà và người thuê nhà) ra khỏi nơi họ đang sinh sống đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong dân chúng, nhất là khi nhiều người, không có việc làm và đối mặt với nguy cơ phải sống vất vưởng ngoài đường, đã chọn giả pháp tự sát.
Nhiều tổ chức cũng đã lên tiếng nhằm ngăn chặn việc trục xuất người dân khỏi căn nhà họ đang sống, nhất là trong giai đoạn khủng hoàng. Chính phủ Tây Ban Nha cũng đã thực thi nhiều biện pháp, kể cả sửa đổi luật tín dụng để hạn chế tình trạng bi đát nói trên.
- 131
- By Admin
- 14/05/2013
- 17