Tại sao người có thu nhập thấp khó vay tiền mua nhà?
Đây là con số khiêm tốn so với ngân sách 300 tỷ đồng cho vay mà thành phố dành cho QPTNO. Hiện người có thu nhập thấp vẫn đang hy vọng sẽ được sở hữu một căn nhà chung cư với sự giúp đỡ của Quỹ Phát triển nhà ở.Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Quỹ Phát triển nhà ở TP.HCM, cho biết khi thẩm tra hồ sơ một số trường, Ban chấp hành công đoàn nơi đối tượng vay vốn công tác thừa nhận không nắm rõ cán bộ, nhân viên của mình đã có nhà ở thực sự hay chưa để xác nhận nên không được cho vay??!!
Bà Đỗ Kim Thúy - Phó Giám đốc QPTNO thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, một căn hộ chung cư rẻ nhất hiện nay tại TP HCM cũng có giá khoảng 700 - 1,5 tỷ đồng (diện tích khoảng 50-75m2). Nếu là nhà giá thấp cũng vào khoảng 300-400 triệu đồng. Trong khi đó, QPTNO chỉ có thể cho vay tối đa 70% giá trị căn nhà, mức tối đa là 200 triệu đồng. Với số tiền này, người thu nhập thấp khó mà tìm mua cho mình được một chỗ để an cư.
Hơn nữa, một số điều kiện cho vay khắt khe càng tạo “cánh cửa hẹp” cho người có thu nhập thấp như quy định người vay tiền bắt buộc phải có hộ khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh hay diện tích nhà đang ở trung bình phải thấp hơn 8m2/người.
Chị Thảo, giáo viên Tiểu học tại Quận 5 cho biết, chồng chị là công nhân, thu nhập bình quân của 2 vợ chồng khoảng 5 triệu đồng. Cùng với sự giúp đỡ của gia đình nội, ngoại, 2 vợ chồng dành dụm được khoảng 400 triệu đồng thế nhưng không đủ để mua một căn hộ chung cư. Vì thế khi có thông tin người thu nhập thấp được vay vốn hỗ trợ mua nhà, chị rất vui vừng.
"Khi đến làm thủ tục tại QPTNO để vay vốn, tôi mới biết mình không thuộc diện được vay. Lý do rất đơn giản: Gia đình tôi có 4 người hiện đang thuê một căn hộ rộng 36m2, trung bình 9m2/người lớn hơn so với quy định của QPTN”, chị Thảo than phiền.
Để tháo gỡ vấn đề này, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM Trương Lâm Danh kiến nghị: Cần nới rộng điều kiện cho vay đối với người thu nhập thấp. Riêng việc mở rộng đối tượng cho vay cần tính từng bước vì nguồn quỹ hiện nay (khoảng 100 tỷ đồng), chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp. Tuy nhiên có vốn mà không cho vay được cũng là một nghịch lý cần xem xét.
Theo ông Danh, trước mắt, đề nghị bỏ ngay quy định nhà đang ở bình quân dưới 8 m2/người, vì quá vô lý, nhất là đối với người ở nhờ, ở thuê. Khi cân đối được nguồn quỹ thì nên mở rộng đối tượng và nới rộng thời gian vay để người thu nhập thấp có thể vay 15-20 năm thay vì 10 năm như hiện nay. Số tiền vay cũng có thể nâng lên cao hơn để phù hợp với giá thị trường. Để giải quyết căn cơ nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà nước cần có cơ chế khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho người TNT hoặc tạo quỹ nhà ở xã hội để cho người TNT thuê dài hạn hay trả góp trong thời gian dài.
Theo Lantoday
- 0
- By Admin
- 01/09/2009
- 17