• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Tài sản chung hay riêng?

Quyết định bàn giao căn hộ, các hóa đơn chứng từ sau này đều đứng tên bác tôi, nhưng riêng sổ đỏ và một số giấy tờ khác có tên hai người (có ghi "tên chồng (đã mất)").

Căn nhà này trên thực tế hoàn toàn thuộc sở hữu của bác gái tôi. Nhà trước kia ông bà để lại bác đã bán đi để mua nhà tái định cư này (tức tài sản hình thành sau khi bác trai mất). Bác trai trước kia đã có gia đình riêng (vợ mất) và có hai con riêng.

Nay bác gái tôi muốn chuyển tên sổ đỏ căn nhà sang tên mình. Xin hỏi, thủ tục pháp lý trong trường hợp này thế nào? Có bắt buộc các con riêng của bác trai phải làm thủ tục khước từ quyền thừa kế? Có cách giải quyết nào khác? Mong được tư vấn.
 

luyen thanh hai (luyenthanhhai@... )


- Trả lời:

Theo Luật hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng là tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, khi nhà đất của vợ chồng bác của bạn bị giải tỏa và được cấp lại đất tái định cư thì Nhà nước vẫn cấp cho vợ chồng.

Nay bác gái muốn một mình đứng tên trong GCN QSDĐ thì phải thực hiện theo thủ tục về thừa kế. Các đồng thừa kế di sản của bác trai sẽ đến phòng công chứng để làm thủ tục thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, các đồng thừa kế còn lại có thể thỏa thuận nội dung tặng cho phần di sản mình được hưởng cho bác gái. Sau đó bác gái có thể làm thủ tục điều chỉnh biến động sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc Phòng Tài nguyên - môi trường nơi có đất.
 

LS NGUYỄN VĂN HẬU
Theo Tuổi trẻ
  • 243
  • By Admin
  • 26/05/2010
  • 17