Tại công viên Lê Văn Tám: IUS được cấp phép xây bãi xe ngầm
Bãi xe hơi hiện nay tại Công viên Lê Văn Tám. Ảnh: HTD.
Văn bản trên yêu cầu giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cung cấp cho Sở Giao thông Vận tải (GTVT) và chủ đầu tư các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật của tượng đài Chiến sĩ biệt động như vị trí, kích thước, khối lượng, không gian xây dựng... Trên cơ sở đó, chủ đầu tư chuẩn bị tốt nhất cho công trình này trong quá trình triển khai dự án bãi đậu xe ngay trong tháng 2-2009.
Cách đây một năm, UBND TP chỉ đạo Sở GTVT thẩm tra nội dung báo cáo và giải trình của IUS về dự án này. Sau đó, Sở GTVT có văn bản khẳng định địa điểm, giải pháp đào hở đều phù hợp, không gây ảnh hưởng đến cây xanh công viên (được đào đi rồi trồng lại trên lớp đất dày 1,5-2 m trên nóc công trình ngầm). Ngoài ra, cần mở rộng thêm một làn xe trên đường Điện Biên Phủ và Võ Thị Sáu, mở thêm một đường tắt ngang công viên và làm đường đi bộ dọc công viên, bố trí bãi đậu xe buýt ra vào trung tâm TP để kết nối với ga tàu điện ngầm tương lai.
Khi được hỏi ý kiến, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM có văn bản cho rằng về cơ bản nhất trí với đề án này. Tuy nhiên, MTTQ TP đề nghị UBND TP xem xét kỹ các vấn đề liệu chọn phương án bãi xe ngầm tại công viên Lê Văn Tám đã tối ưu chưa, có gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh không, có gây kẹt xe không, đã khảo sát địa chất chưa... Sau đó, chủ đầu tư đã giải trình với UBND TP và UBND TP cũng đã tổ chức lấy ý kiến người dân, tham khảo ý kiến các tổ chức, chuyên gia.
Dự kiến diện tích mặt bằng khu vực công viên có sử dụng tầng ngầm gần 30.000 m2 (chiếm gần 47%). Công trình ngầm được chia hai khu vực: Bãi đậu xe có năm tầng hầm với diện tích hơn 72.000 m2, đủ chỗ cho hơn 2.000 xe máy, 1.250 ôtô con và 28 xe buýt đậu cùng lúc. Khu vực dịch vụ có ba tầng hầm với diện tích hơn 30.000 m2. Tổng chi phí xây dựng gần 1.300 tỷ đồng (hơn 80 triệu USD), thời gian khai thác là 40-45 năm.
Theo Pháp Luật TP
- 208
- By Admin
- 16/02/2009
- 17