TT-Huế: Hàng loạt siêu dự án BĐS nghỉ dưỡng sẽ bị thu hồi
Điển hình là dự án khu du lịch Diana Resort do Công ty cổ phần Dịch vụ đầu tư và Thương mại Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư đăng ký 232 tỷ đồng. Mặc dù được khởi công năm 2007 nhưng đến 3/2010 chủ đầu tư mới chỉ xây gần 300 m tường rào, còn lại bỏ hoang đất. Kế tiếp đó là khu nghỉ dưỡng ven biển Lăng Cô với tổng mức đầu tư đăng ký 4,8 triệu USD do Công ty TNHH Pegasus Fund 2 - Việt Nam làm chủ đầu tư.Tại thị trấn Lăng Cô, khu du lịch Xanh - Lăng Cô với tổng mức đầu tư đăng ký là 168, 96 tỷ đồng do Công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam làm chủ đầu tư....
Ngoài ra, hàng loạt dự án triệu đô khác như Dự án Khu nghỉ dưỡng sân Golf - Đầm Lập An (do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Lập An làm chủ đầu tư. DA đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây (do Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Huế làm chủ đầu tư)... cũng đều "ngủ đông tập thể".
Ông Nguyễn Quê, Phó trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) cho biết: "Một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chậm triển khai hoặc thi công cầm chừng là do năng lực tài chính, vì thiếu vốn nên thường tìm cách trì hoãn, xin điều chỉnh quy hoạch dự án. Do lãi suất ngân hàng cao nên các chủ đầu tư không dám vay tiền đổ vào"
Được biết, Ban quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã rút phép đầu tư xây dựng DA đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp và phi thuế quan với tổng vốn đầu tư là 901,1 tỷ đồng của Công ty TNHH Pegasus Fund 3 (Hoa Kỳ) vì không chịu triển khai.
Trong thời gian tới, khu nghỉ dưỡng Dream Place (của nhà đầu tư Hàn Quốc) tổng vốn đầu tư 640 tỷ đồng có thể cũng sẽ bị thu hồi.
Theo ông La Đình Khánh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế, thì nguyên nhân chính là tại khu kinh tế này vừa mới được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết. Kèm theo đó là hệ thống cơ sở hạ tầng tại đây chưa đồng bộ nên nhà đầu tư còn lưỡng lự. Bên cạnh đó, năng lực tài chính một số chủ đầu tư cũng đang "có vấn đề".
Một nguyên nhân khác khiến nhà đầu tư chậm triển khai là do thời tiết miền Trung thường xuyên xảy ra mưa bão, mỗi năm chỉ có làm du lịch "nửa mùa" nên khi đổ vốn vào chủ đầu tư cũng tính cái thiệt hơn".
"Những hạn chế trong việc thẩm định năng lực tài chính của các chủ đầu tư cùng với sự cả nể của chính quyền địa phương là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các siêu dự án bị trùm mền khá phổ biến hiện nay" - ông Nguyễn Quê nói.
(Theo Vnmedia)
- 138
- By Admin
- 09/10/2010
- 17