• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Sửa nhà như thế nào phải xin phép?

Trong trường hợp này, tôi có cần xin giấy phép xây dựng hoặc phải chuẩn bị hồ sơ chỉnh sửa nhà như thế nào? Cảm ơn.

Phạm Phước Nhật Trung


- Trả lời:

Việc sửa nhà của ông có thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng hay không còn tùy thuộc vào quy định của UBND cấp tỉnh/thành nơi có nhà. Do trong thư, ông không nêu rõ nhà của ông thuộc tỉnh, thành nào nên luật sư không thể tư vấn chính xác việc ông có phải xin giấy phép xây dựng hay không và nếu có thì hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm những gì.

Trong trường hợp nhà của ông tại Tp.HCM thì việc sửa chữa nhà cần tuân thủ các quy định sau:

- Về giấy phép xây dựng:

Theo Điểm e khoản 1 điều 5 Quyết định 04/2006/QĐ-UBND của UBND Tp.HCM thì chỉ các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình mới không phải xin giấy phép xây dựng.

Theo thư của ông, việc sửa nhà của ông có làm thay đổi kiến trúc và kết cấu chịu lực của căn nhà. Do vậy, việc sửa nhà của ông thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng.

- Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:

Theo Khoản 1 và 2 điều 10 Quyết định 04/2006/QĐ-UBND của UBND Tp.HCM, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm các giấy tờ sau:

+ Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu);

+ Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất

+ Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình

+ Ảnh chụp mặt đứng chính hiện trạng công trình cũ, các bản vẽ hiện trạng thể hiện được mặt bằng, mặt cắt các tầng, mặt đứng và phương án phá dỡ công trình cũ (nếu có) do đơn vị tư vấn thiết kế có tư cách pháp nhân lập.

Ngoài ra, để được cấp giấy phép xây dựng thì việc sửa chữa nhà của ông phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố; bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; thiết kế đô thị; các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử-văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác (nếu có).

Trân trọng kính chào.

LS HUỲNH VĂN NÔNG
(Theo Tuổi trẻ)

  • 295
  • By Admin
  • 17/09/2010
  • 17